Cách tạo đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử
1. Hướng dẫn tạo đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử bằng hệ thống tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến AZtest
Tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến là một phương thức hỗ trợ giáo viên tiết kiệm được thời gian và công sức cho các khâu như tạo đề, tổ chức thi, chấm điểm, xếp loại, đánh giá. Tuy nhiên để việc tạo đề hiệu quả, bạn cần tìm kiếm được một hệ thống hỗ trợ các tính năng tạo đề vượt trội. Một trong những hệ thống hỗ trợ tạo đề thi mà bạn có thể tin tưởng sử dụng đó chính là AZtest.
Để tạo đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử trên AZtest, bạn thực hiện theo các bước sau:
-
Bước 1: Bạn cần đăng ký khởi tạo tài khoản trên AZtest tại đây
-
Bước 2: Sau khi khởi tạo thành công, hệ thống sẽ gửi đến email bạn đã đăng ký tài khoản và mật khẩu. Bạn sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu đó để đăng nhập tài khoản trên AZtest.
-
Bước 3: Bạn tiến hành biên soạn đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử trên AZtest theo các hướng dẫn tại đây: https://docs.aztest.vn/
2. Bộ đề thi mẫu: Đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử
Nhằm giúp giáo viên và học sinh có được nguồn tham khảo chất lượng, AZtest đã biên soạn bộ đề thi mẫu: Đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử
Đề thi được biên soạn với cấu trúc 10 câu trắc nghiệm khách quan về nội dung môn chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử của môn Sinh học lớp 12. Mỗi câu chỉ có một đáp án đúng và đề thi được thực hiện trong vòng 20 phút.
Từ bộ đề thi của AZtest, giáo viên có thể biên soạn thêm nhiều bộ đề thi mới để học sinh có được nguồn tham khảo chất lượng nhất.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm đề thi tại đây
3. Các dạng bài tập Di truyền cấp độ phân tử và cách giải mà giáo viên nên chia sẻ cho học sinh
Bên cạnh lý thuyết thì chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử còn cung cấp cho học sinh các dạng bài tập. Vì vậy giáo viên nên phân loại các dạng bài tập này cũng như hướng dẫn cách giải để học sinh dễ dàng phân biệt.
Thầy cô có thể tham khảo các dạng bài dưới đây.
3.1. Dạng đột biến cấu trúc NST (nhiễm sắc thể)
Xác định cấu trúc NST khi biết dạng đột biến: Dựa vào dạng đột biến để biết xác định các thông số của các NST bị thay đổi (trình tự gen, chiều dài, số lượng nucleotit….)
Dựa vào hình thái và cách phân bố gen để xác định kiểu đột biến
Dựa vào hình thái:
-
NST không thay đổi về kích thước, đó là đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trong một NST hay chuyển đoạn tương hỗ (trong trường hợp đoạn chuyển đi bằng đoạn nhận về)
-
NST thay đổi kích thước, đó là đột biến mất đoạn (ngắn hơn) hoặc đột biến lặp đoạn (dài hơn) hay đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng (tương hỗ và không tương hỗ)
Dựa vào trình tự gen:
-
Trình tự gen lặp đi lặp lại là đột biến lặp đoạn
-
Trình tự gen đảo ngược là đột biến đảo đoạn
-
Trình tự gen thay đổi không theo quy luật và không thay đổi số lượng gen là đột biến chuyển đoạn trong một NST
-
Chỉ thiếu một số gen là đột biến mất đoạn hay đột biến chuyển đoạn không tương hỗ (chỉ cho đi mà không nhận lại)
-
Thêm một số gen là chuyển đoạn không tương hỗ (nhận mà không cho đi)
-
Vừa mất vừa thêm một số gen là chuyển đoạn tương hỗ
3.2. Dạng đột biến số lượng NST
Các trường hợp giảm phân không bình thường của tế bào 2n.
Bài toán thuận: Xác định loại giao tử khi biết cơ chế giảm phân không bình thường của tế bào (cơ thể) 2n.
Nguyên tắc:
-
Dựa vào giai đoạn xảy ra rối loạn phân bào và tế bào rối loạn phân bào để xác định loại giao tử được tạo thành.
-
Trong trường hợp không xác định được giai đoạn và tế bào rối loạn phân bào để xác định phải xét tất cả các khả năng có thể xảy ra
Bài toán nghịch: Xác định cơ chế rối loạn giảm phân khi biết các loại giao tử đột biến
Nguyên tắc:
-
Dựa vào số loại giao tử đột biến số lượng: Nếu đề bài cho đầy đu số loại giao tử
-
Nếu có 2 dạng giao tử (n+1) và (n-1), trong đố dạng (n+1 ) có 1 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào I
-
Nếu có 2 dạng giao tử (n+1) và (n-1) trong đó dạng (n+1) có 2 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào II và xảy ra ở cả 2 tế bào tham gia giảm phân II
-
Nếu có 3 dạng giao tử (n+1) và (n-1) và n thì rối loạn giảm phân xảy ra ở một trong 2 tế bào tham gia giảm phân II
-
Nếu xuất hiện giao tử n + 2 thì rối loạn giảm phân xảy ra ở cả 2 lần phân bào.
-
Nếu đề bài không cho đầy đủ số loại giao tử:
-
Nếu xuất hiện giao tử (n+1) trong đó 2 NST của cặp đột biến có cấu trúc khác nhau (ví dụ Bb) là do rối loạn giảm phân I
-
Nếu xuất hiện giao từ (n+1) trong đó 2 NST của cặp đột biến có cấu trúc giống nhau (Ví dụ Aa, aa) là do rối loạn giảm phân II
Bài tập về sự hình thành giao tử của các thể đột biến số lượng NST
Nguyên tắc:
-
Thể đột biến lệch bội tạo giao tử lệch bộ và giao tử đơn bội
-
Cơ thể tham bội tạo giao tử lưỡng bội và giao tử đơn bộ
-
Cơ thể tứ bội tạo giao tử lưỡng bội
Trong quá trình tạo đề thi, nếu gặp phải những khó khăn, vướng mắc bạn có thể liên hệ Hotline: 0905 908 430 hoặc nhắn tin tới fanpage https://www.facebook.com/aztest.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Hy vọng bài viết trên đây của AZTest có thể giúp bạn tạo được đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 12: Chuyên đề Di truyền cấp độ phân tử.
>>> Xem thêm: Ghi nhớ nhanh, hiệu quả, sâu sắc kiến thức Sinh học
ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn