Để giờ học môn Địa lý thêm hứng thú
Với cách vào đề hấp dẫn bằng các vi-đê-ô, tổ chức các trò chơi, vận dụng các câu thơ, tục ngữ, ca dao, sáng tạo vẽ bản đồ Việt Nam bằng các chất liệu tự nhiên…, những buổi học Địa lý tại một số trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc bớt khô khan, tạo ra những tiết học sôi nổi. Phương pháp dạy học tích cực này đã phát huy tính chủ động, sáng tạo, hứng thú, say mê học tập của học sinh.
Có mặt trong giờ học Địa lý tại lớp 11I Trường THPT Trần Phú (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) chúng tôi khá ấn tượng với cách vào đề môn học của cô giáo Nguyễn Thị Phương. Chủ đề của tiết học là: Một số vấn đề của Tây Nam Á và Trung Á. Để tạo sự hứng thú cho học sinh, cô giáo Phương đã cho học sinh xem vi-đê-ô một em bé người Xy-ri hát bài “Cho chúng em tuổi thơ, cho chúng em hòa bình”. Sau khi xem xong, học sinh nào cũng xúc động rơi nước mắt bởi một nhạc phẩm nói lên mong ước hòa bình sẽ đến với quê hương đang chìm trong bất ổn, xung đột. Từ đó, mỗi bạn tự rút ra thông điệp và tính thời sự trong bài hát. Từ cách vào đề hấp dẫn, gợi được sự quan tâm, hứng thú với học sinh, cô giáo Phương đặt ra câu hỏi: “Các em có muốn tìm hiểu về khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á với đặc điểm tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán, đạo Hồi, đặc biệt là tình hình xung đột, chiến tranh ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của các em nhỏ?”. Cả lớp học ai cũng giơ tay đồng ý. Để phát huy tính chủ động của học sinh, cô giáo chia lớp học thành bốn nhóm. Sau khi cùng thảo luận, từng nhóm lên trình bày trước lớp về các vấn đề và cô giáo sẽ đưa ra nhận xét, chấm điểm, chuẩn hóa các kiến thức học sinh cần phải ghi nhớ trong bài học.
Cô giáo Nguyễn Thị Phương chia sẻ: Môn học Địa lý được xếp vào bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng đây là một môn học khô khan, khó tiếp thu. Do đó, để thay đổi cách nhìn nhận, tạo hứng thú cho người học, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức lớp học. Không phải tiết học nào cũng là giáo viên đọc để học sinh chép. Đôi khi cần thay đổi vị trí: các em trình bày kiến thức, thầy cô lắng nghe rồi đưa ra nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong các tiết học Địa lý đã khiến không khí lớp vui tươi, với những nụ cười thoải mái, học sinh nào cũng muốn đứng lên phát biểu, phát huy được tính chủ động của học sinh.
Em Nguyễn Thị Diệu Linh, học sinh Trường THPT Trần Phú cho biết: “Những năm gần đây, nhiều thầy cô giảng dạy bộ môn Địa lý đã nghiên cứu, vận dụng phương pháp giảng dạy mới, cho nên em luôn mong chờ đến giờ học Địa lý vì rất sôi nổi, thú vị”.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp truyền đạt, nhiều thầy cô giáo giảng dạy môn Địa lý đã hướng dẫn học sinh phát huy tính sáng tạo, chủ động đối với môn học. Thí dụ giờ học thực hành “Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi”, đề bài chỉ yêu cầu học sinh xác định vị trí và đọc tên các dãy núi, đỉnh núi, các dòng sông dựa trên bản đồ địa lý tự nhiên. Tuy nhiên, để học sinh hiểu được bản chất vấn đề, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Đồng Đậu (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã hướng dẫn học sinh lớp 12 sáng tạo mô hình thể hiện lược đồ Việt Nam rất độc đáo, đặc sắc. Theo đó, cô giáo chia bốn người/nhóm, bằng các vật liệu trong tự nhiên, mỗi nhóm sẽ sáng tạo nên những lược đồ, trong đó chỉ rõ được đặc điểm về địa hình, các dãy núi với các mầu sắc khác nhau… Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: “Sau một tuần giao bài thực hành trên, kết quả tôi nhận được khá bất ngờ về sự sáng tạo của học sinh. Với các nguyên, vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: Gạo, bột, ống hút, giấy, đất nặn, mầu nước... các em đã làm nên tác phẩm lược đồ ấn tượng, vừa bảo đảm tính thẩm mỹ lại đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên”.
Bên cạnh đó, có những tiết học, cô Trang vận dụng kiến thức về ca dao, tục ngữ, thơ để học sinh hiểu bài học tốt hơn. Thí dụ, với bài học vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ (Địa lý 12), cô giáo đã dẫn hai câu thơ: “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang/Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa”, để học sinh dễ dàng nhớ cực bắc nước ta ở Hà Giang, cực nam ở Cà Mau. Hay khi giảng dạy bài “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”, cô Trang đã cho học sinh nghe bài hát “Gửi nắng cho em” để giải thích hiện tượng thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều bắc - nam (Địa lý 12), miền bắc khí hậu có bốn mùa và mùa đông rất lạnh, miền nam chỉ có hai mùa mưa và nắng, miền nam không có mùa đông vì gần xích đạo. Những giờ học sử dụng phương pháp dạy học tích cực đã tạo không khí sôi nổi, hăng say, tâm lý tiếp nhận kiến thức trở nên thoải mái.
Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Lê Huy cho biết: Bên cạnh các lớp bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục, mỗi thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Địa lý trên địa bàn tỉnh luôn chủ động học hỏi nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, cập nhật các kiến thức, tình hình thời sự trong nước và quốc tế, tham gia các diễn đàn dạy học tích cực để tích lũy kinh nghiệm. Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc cũng luôn quan tâm, chỉ đạo, định hướng đối với từng bộ môn làm mới cách giảng dạy, tổ chức lại nội dung, sắp xếp theo hướng phù hợp với từng khối, nhóm lớp học. Những năm qua, nhờ việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý, phù hợp với việc đổi mới phương thức thi cử, kết quả điểm bình quân môn Địa lý trong kỳ thi THPT quốc gia của tỉnh Vĩnh Phúc luôn đứng thứ hai trong các môn thi.
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi Địa lớp 10 trên hệ thống Aztest
Cô giáo Nguyễn Thị Phương chia sẻ: Môn học Địa lý được xếp vào bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng đây là một môn học khô khan, khó tiếp thu. Do đó, để thay đổi cách nhìn nhận, tạo hứng thú cho người học, giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức lớp học. Không phải tiết học nào cũng là giáo viên đọc để học sinh chép. Đôi khi cần thay đổi vị trí: các em trình bày kiến thức, thầy cô lắng nghe rồi đưa ra nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong các tiết học Địa lý đã khiến không khí lớp vui tươi, với những nụ cười thoải mái, học sinh nào cũng muốn đứng lên phát biểu, phát huy được tính chủ động của học sinh.
Em Nguyễn Thị Diệu Linh, học sinh Trường THPT Trần Phú cho biết: “Những năm gần đây, nhiều thầy cô giảng dạy bộ môn Địa lý đã nghiên cứu, vận dụng phương pháp giảng dạy mới, cho nên em luôn mong chờ đến giờ học Địa lý vì rất sôi nổi, thú vị”.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp truyền đạt, nhiều thầy cô giáo giảng dạy môn Địa lý đã hướng dẫn học sinh phát huy tính sáng tạo, chủ động đối với môn học. Thí dụ giờ học thực hành “Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi”, đề bài chỉ yêu cầu học sinh xác định vị trí và đọc tên các dãy núi, đỉnh núi, các dòng sông dựa trên bản đồ địa lý tự nhiên. Tuy nhiên, để học sinh hiểu được bản chất vấn đề, cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Địa lý, Trường THPT Đồng Đậu (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã hướng dẫn học sinh lớp 12 sáng tạo mô hình thể hiện lược đồ Việt Nam rất độc đáo, đặc sắc. Theo đó, cô giáo chia bốn người/nhóm, bằng các vật liệu trong tự nhiên, mỗi nhóm sẽ sáng tạo nên những lược đồ, trong đó chỉ rõ được đặc điểm về địa hình, các dãy núi với các mầu sắc khác nhau… Cô giáo Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: “Sau một tuần giao bài thực hành trên, kết quả tôi nhận được khá bất ngờ về sự sáng tạo của học sinh. Với các nguyên, vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên như: Gạo, bột, ống hút, giấy, đất nặn, mầu nước... các em đã làm nên tác phẩm lược đồ ấn tượng, vừa bảo đảm tính thẩm mỹ lại đáp ứng được các yêu cầu của giáo viên”.
Bên cạnh đó, có những tiết học, cô Trang vận dụng kiến thức về ca dao, tục ngữ, thơ để học sinh hiểu bài học tốt hơn. Thí dụ, với bài học vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ (Địa lý 12), cô giáo đã dẫn hai câu thơ: “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang/Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa”, để học sinh dễ dàng nhớ cực bắc nước ta ở Hà Giang, cực nam ở Cà Mau. Hay khi giảng dạy bài “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”, cô Trang đã cho học sinh nghe bài hát “Gửi nắng cho em” để giải thích hiện tượng thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều bắc - nam (Địa lý 12), miền bắc khí hậu có bốn mùa và mùa đông rất lạnh, miền nam chỉ có hai mùa mưa và nắng, miền nam không có mùa đông vì gần xích đạo. Những giờ học sử dụng phương pháp dạy học tích cực đã tạo không khí sôi nổi, hăng say, tâm lý tiếp nhận kiến thức trở nên thoải mái.
Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Lê Huy cho biết: Bên cạnh các lớp bồi dưỡng kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục, mỗi thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Địa lý trên địa bàn tỉnh luôn chủ động học hỏi nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin, cập nhật các kiến thức, tình hình thời sự trong nước và quốc tế, tham gia các diễn đàn dạy học tích cực để tích lũy kinh nghiệm. Ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc cũng luôn quan tâm, chỉ đạo, định hướng đối với từng bộ môn làm mới cách giảng dạy, tổ chức lại nội dung, sắp xếp theo hướng phù hợp với từng khối, nhóm lớp học. Những năm qua, nhờ việc đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý, phù hợp với việc đổi mới phương thức thi cử, kết quả điểm bình quân môn Địa lý trong kỳ thi THPT quốc gia của tỉnh Vĩnh Phúc luôn đứng thứ hai trong các môn thi.
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi Địa lớp 10 trên hệ thống Aztest
Nguồn tin: nhandan.com.vn
Từ khóa:
thi trắc nghiệm,
thi trắc nghiệm trực tuyến,
website thi trắc nghiệm,
phần mềm thi trắc nghiệm,
thi trắc nghiệm online,
thi thử trực tuyến,
hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến,
tạo đề thi trắc nghiệm,
hệ thống thi trắc nghiệm online,
tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến,
tạo đề thi trắc nghiệm online,
phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn