6 Bí quyết " Đánh Lụi" có tính toán trong trắc nghiệm Hóa Học

Thứ ba - 28/11/2017 22:16
Thái độ và phương pháp học tập là 2 yếu tố quyết định điểm số của bạn trong các kỳ thi. Tuy nhiên trong một số trường hợp, yếu tố may mắn cũng góp phần đáng kể vào kết quả ấy. Bài viết dưới đây gửi tới các bạn 6 phương pháp " Đánh Lụi" có tính toán để kiểm tra độ may mắn của mình trong các kì thi môn Hóa học.
6 Bí quyết  " Đánh Lụi" có tính toán trong trắc nghiệm Hóa Học

1. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại.

Ví dụ :

A. Chu kỳ 4, nhóm IIA

B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB

C. Chu kỳ 3, nhóm VIB

D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA

Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.

Đây là cách “làm nhiễu” rất phổ biến trong đề thi môn Hóa và các môn khác để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện. Bởi vậy  xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án khác biệt nhất chắc chắn là đáp án sai.

2. Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng

Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3″, vậy thì phần “nhóm VIB” của nó sẽ là phần đúng. Vì vậy bạn có thể chọn đáp án nào giống (hoặc gần giống) với phần đúng này trong 3 đáp án còn lại.

Trong ví dụ trên, bạn có thể khoanh ngay đáp án B. Vì nó có phần cuối khá giống, với chữ …B.

Ta cùng phân tích một ví dụ khác

A. 4,9 và glixerol

B. 4,9 và propan-1,3-điol

C. 9,8 và propan-1,2-điol

D. 4,9 và propan-1,2-điol

Loại ngay đáp án C vì có phần “9,8” khác với những đáp án còn lại, đi cùng với nó là “propan-1,2-điol”, vậy dữ kiện đúng là “propan-1,2-điol”.

Từ đây suy ra D là đáp án đúng

3. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thường thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng.

Ví dụ

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2

B. Zn(NO3)2 và AgNO3

C. Fe(NO3)2 và AgNO3

D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2

Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.

Áp dụng cùng với mẹo thứ hai ở trên, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Bạn đã thu hẹp phạm vi đáp án lại rồi đấy. Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng vẫn tốt hơn là 1:3 nên xác suất đúng sẽ cao hơn nhiều

Cùng phân tích một ví dụ khác:

A. Al, Fe, Cr

B. Mg, Zn, Cu

C. Ba, Ag, Au

D. Fe, Cu, Ag

Đếm số lần xuất hiện của dữ kiện thì thấy : Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.

Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

4. Hai đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng

A. m = 2a – V/22,4

B. m = 2a – V/11,2

C. m = 2a – V/5,6

D. m = 2a + V/5,6

C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau

Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu +

Vậy đáp án ta chọn sẽ là C.

5. Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.

Cách này giúp bạn khoang vùng sự lựa chọn rất hữu hiệu

Vd : A. 15   B. 20   C. 13,5        D. 30

Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.

6. Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng

VD: A. 40%   B.60%         C. 27,27% D.50%

Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.

Bài viết này không nhắm mục đích khuyến khích bạn sử dụng các mẹo trong thi cử. Như đã nới ở trên, kết quả bạn đạt được tùy thuộc vào thái độ và cách học của bạn. Các phương pháp trên chỉ áp dụng trong trường hợp không thể làm gì hơn được nữa. Chúc các bạn may mắn.

Tác giả: Hồ Thị Xuân

Nguồn tin: truongvietanh.com

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 6 phiếu bầu