Hướng dẫn học sinh phương pháp học tốt môn Lịch sử

Thứ ba - 28/11/2017 03:36
Trắc nghiệm môn Sử dễ nhưng cũng khó. Dễ là các em có tư duy,hiểu, biết phân tích,suy luận thì có thể làm được. Nhưng khó là đòi hỏi các em phải nắm thật kĩ kiến thức sách giáo khoa, trong khi học sinh bây giờ thì có rất ít em chịu khó học và đọc sách giáo khoa. Vậy có cách nào giúp cho học sinh học tốt môn học này không? Bài viết dưới đây mách nhỏ cho các bạn một vài phương pháp giúp cho việc học môn Lịch sử của học sinh trở nên hứng thú và dễ dàng hơn.

1. Liên kết sự kiện lịch sử với bản thân

Lịch sử là môn học có nội dung khá nhiều các số liệu nên dễ khiến nhiều học sinh cảm thấy nản mỗi khi học. Vì vậy, để nhớ các mốc sự kiện, số liệu, các bạn nên hướng dẫn học sinh  gắn những con số này với những điều quen thuộc trong cuộc sống như ngày của mình như sinh nhật của người thân, bạn bè, ngày đầu tiên nhập hoc....

Bên cạnh đó, giáo viên cũng khuyên học sinh  nên chép lại các sự kiện, mốc thời gian sự kiện vào giấy ghi chú sau đó dán nó lên góc học tập, tường nhà, cửa ra vào, góc nấu ăn miễn là những vị trí  dễ thấy, thấy thường xuyên nhất. Việc này giúp cho học sinh dễ nhớ hơn đọc trong sách giáo khoa.

2. Xâu chuỗi các sự kiện

Với nhiều sự kiện bạn nên tìm cách xâu chuỗi với nhau, như vậy  chỉ cần nhớ 1, học sinh  sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.

Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…

3. Tự xây dưng sơ đồ tư duy

nuoc van lang
Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử

Đây được cho là phương pháp hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian và nhớ lâu nhất. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh vẽ ra cho mình nhứng sơ đồ tư duy  Lịch sử riêng.

Để vẽ được sơ đồ tư duy hình cây cũng không khó khăn và thách thức học sinh. Gốc cây chính là ý chính của bài học, các ý nhỏ triển khi như những cành cây lớn, ý nhỏ nữa sẽ vẽ đâm ra như những nhánh cây. Theo lối tư duy tượng hình này giúp nhớ dễ dàng hơn, hình ảnh sẽ luôn được mường tượng ra trong đầu.

4. Xem phim tài liệu

yuXeRLqMYHw
Phìm tài liệu về chiến tranh Việt Nam

Khuyến khích các em xem phim tài liệu cũng là một cách dễ nắm bắt chính xác nhất các sự kiện lịch sử. Những chi tiết, hình ảnh sống động trên phim sẽ giúp người xem tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên sách vở.

5. Tham gia các kỳ thi trắc nghiệm để hệ thống kiến thức

Hãy thường xuyên kiểm tra kiến thức lịch sử của học sinh đến đâu bằng cách cho các em luyện thi thật nhiều với hệ thống trắc nghiệm trực tuyến trên website. Không chỉ bổ sung những kiến thức lịch sử còn hổng, việc luyện thi trên hệ thống trực tuyến còn giúp học sinh làm quen với nhiều dạng câu hỏi,  tích lũy kinh nghiệm làm bài, biết cách phân bố thời gian hợp lý trong quá trình thi.

Tuy nhiên phương pháp này có phần hạn chế là các đề thi trên website không được kiểm chứng và quy định nên hệ thống kiến thức có thể quá rộng, không phù hợp với trình độ học sinh, dễ khiến học sinh lạc hướng.

Để khắc phục tình trạng này, giáo viên nên tự thiết lập hệ thống trắc nghiệm trực tuyến riêng cho mình. Đảm bảo lượng kiến thức vừa đủ và ngang tầm học sinh của mình.

Hãy điền đầy đủ thông tin ở form tại đây, mọi vấn đề liên quan đến thiết kế và kỹ thuật sẽ được chúng tôi giải quyết. Giáo viên chỉ cần chuẩn bị nội dung là có ngay hệ thống trắc nghiệm của riêng mình hoàn toàn miễn phí cho học sinh luyện tập thả ga.

Tác giả: Hồ Thị Xuân

Nguồn tin: Sưu tầm

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu