5 Bước cải tiến chất lượng học tập của học sinh yếu kém.

Thứ hai - 14/05/2018 00:00
Khi học sinh của bạn chưa giỏi, đó cũng là lúc bạn cảm thấy công việc giảng dạy chưa thực sự thành công. Vậy chúng ta, những người giảng dạy nên làm gì?
5 Bước cải tiến chất lượng học tập của học sinh yếu kém.

Cải tiến chất lượng học tập của các học sinh yếu kém là một trong những nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi giáo viên phải luôn nỗ lực và đi tìm kiếm những phương pháp mới. Dưới đây Aztest xin gợi ý đến ban đọc 5 bước nhằm cải tiến chất lượng học tập cho học sinh có kết quả học tập chưa tốt.

 1. Phân loại sức học của học sinh 

Ngay từ đầu năm học, giáo viên nên nắm rõ và phân loại sức học của các học sinh trong lớp thông qua các bài kiểm tra, bài viết hoặc ra bài tâp trên lớp. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong kế hoạch giảng dạy. Nắm rõ trình độ của từng em, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất.

2. Trao đổi thẳng thắn về việc học kém với học sinh

Việc gặp riêng với em để nói về bài kiểm tra, tinh thần ý thức học tập của các em trong lớp học là một việc làm cần thiết. Giáo viên nên tranh thủ thời gian trò chuyện thẳng thắn với các em có kết quả chưa cao. Tìm hiểu nguyên nhân và hỏi ý kiến, đề xuất của các em về việc cải tiến chất lượng học tập của chính mình. Nếu phương án của các em đề ra có tính khả thi thì giáo viên có thể cho các em áp dụng, với yêu cầu sau một khoảng thời gian nào đó, nếu chất lượng học tập không cả thiện học sinh buộc phải thực hiện theo phương pháp của giáo viên.

3. Đồng hành với các em để lấy lại kiến thức

Giúp học sinh vạch ra kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu mang tính thực tế. Hãy giúp các em ôn tập lại những kiến thức căn bản và từng bước nâng cao trình độ. Bên cạnh đó giáo viên hãy biến mình thành nguồn tài nguyên cho học sinh. Gợi ý cho học sinh mượn tài liệu phù hợp với trình độ của các em, kèm dạy riêng nếu các em thực sự cần.

4. Theo dõi quá trình cố gắng

Giáo viên nên theo dõi sát sao việc thực hiện kế hoạch mà các em đã vạch ra và hãy đảm bảo rằng các em đang làm đúng theo kế hoạch đó. Hãy luôn cho các em thấy là bạn thực sự rất quan tâm đến thành công của các em. Và quan trọng hơn cả là đừng tiếc khi khen ngợi sự tiến bộ của các em trước lớp khi có cơ hội. Ví dụ như: “Ngữ pháp của em khá hơn nhiều trong bài viết này đấy!”, “Đây là điểm cao nhất của em trong kì này” … Hãy công nhận sự cố gắng của các em cho dù các em không vượt qua bài kiểm tra. Hãy dành một vài phút trước giờ học để nói rằng “Dạng bài tập về bị động có vẻ vẫn khó khăn với em, nhưng cô nhận thấy là em đã có học chúng.” Và hãy để học sinh tự nhận thấy sự tiến bộ của mình

5. Thay đổi phương pháp dạy học

Giáo viên nên chủ động thay đổi và làm mới các phương pháp dạy học để học sinh cảm thấy hứng thú như tạo trò chơi, thảo luận nhóm, phần thưởng… Hãy chú trọng tạo cơ hội cho những học sinh yếu hơn được “tỏa sáng” và đánh giá cao khi các em có ý kiến hay. Nhưng bạn cũng không nên hạ thấp các mức tiêu chuẩn để đánh giá một học sinh chăm chỉ.

Tác giả: Hồ Thị Xuân

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn