Mẹo giúp bạn làm chủ bài thi trắc nghiệm của mình
Các bài thi trắc nghiệm thường là “lý tưởng” đối với sinh viên, vì chúng rất ngẫu nhiên, không theo cấu trúc trả lời đúng sai nào cả, tất cả nằm ở sự lựa chọn của bạn thôi, chứ không quan trọng về sự trình bày như những bài thi tự luận. Tuy nhiên, mọi bài kiểm tra đều được tạo ra bởi con người, và bản chất con người đã vô tình làm cho chúng không còn trở nên ngẫu nhiên nữa.
Bởi vì nguyên tắc đó, mà William Poundstone, tác giả quyển sách “Rock Breaks Scissors: A Practical Guide to Outguessing and Outwitting Almost Everybody”, đã nhận ra nhiều cấu trúc chung thường có ở những bài thi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, bao gồm cả trắc nghiệm bằng máy tính như SATs.
Sau khi kiểm nghiệm 100 bài thi – với tổng số 2456 câu hỏi – từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thi trung cấp, kỳ thi trung học phổ thông, đại học, những bài kiểm tra chuyên nghiệp, bài thi lấy bằng lái xe, chứng chỉ cho những người lính cứu hỏa, tổng đài viên, và cả những quizzes trên các mặt báo, Poundstone đã khẳng định rằng mình đã tìm ra được cấu trúc được thống kê từ tất cả các nguồn.
Từ nguồn dữ liệu đó, ông đã thiết kế được vài “mẹo” để tăng cơ hội đoán được đáp án chính xác của bất kỳ bài kiểm tra nào, dù cho bạn đã từng trượt bài thi cuối kỳ môn hóa học hay phải thi lại lấy bằng lái xe đi chăng nữa.
Poundstone nhấn mạnh rằng việc nắm vững kiến thức vẫn là cách tốt nhất để làm bài, nhưng nếu không có điều đó, thì hãy sử dụng chiến thuật suy đoán còn hơn là đoán mò, không có cơ sở. Vì con người sẽ luôn luôn dùng phương thức là dự đoán khi không chắc chắn về điều gì, nên nếu bạn có lối đoán thông minh thì sẽ tăng cơ hội “đánh” được đáp án đúng.
Đây là những chiến thuật của Poundstone để làm chủ các bài thi trắc nghiệm:
1. Quên vài nguyên tắc trước đây bạn từng biết
Ắt hẳn bạn từng được khuyên khi làm các bài thi trắc nghiệm đó là “hãy chọn những đáp án nằm giữa nếu như không biết câu trả lời”, hay “tránh chọn những câu sử dụng các từ ‘không bao giờ’, ‘luôn luôn’, ‘tất cả’, hay ‘không’”.
Tuy nhiên, theo Poundstone, những cách này vẫn không thuyết phục bằng những con số được thống kê từ nghiên cứu của ông. Trên thực tế, các câu trả lời như là “Không câu nào ở trên”, “Tất cả những câu trên” có xác suât đúng là 52%. Những lựa chọn này tăng khả năng đúng lên 90% so với việc đi đoán mò.
2. Nhìn những câu trả lời xung quanh
Poundstone nhận thấy đáp án chính xác hầu như không lặp lại liên tiếp nhau, vì thế hãy nhìn các câu trả lời xung quanh mà bạn chắc chắn đúng, từ đó sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề của mình là ở đâu. Ví dụ, bạn đang vướng mắc ở câu 2, nhưng biết chắc đáp án câu 1 là A, câu 3 là D, vậy thì tạm thời có thể loại trừ các đáp án này ở câu 2, khi cho rằng chúng không lặp lại.
Tất nhiên, kiến thức vững vàng luôn luôn đánh bại những “mánh khóe” này, Poundstone khuyên. Và hãy gạch bỏ những câu trả lời bạn biết chúng là sai dựa trên thông tin trước đó.
3. Chọn câu trả lời dài nhất
Poundstone cũng lưu ý rằng những câu trả lời dài nhất ở các bài thi trắc nghiệm thường xuyên đúng. “Những người soạn các bài kiểm tra luôn phải chắc chắn rằng đáp án phải hoàn toàn chính xác. Và điều này yêu cầu những từ ngữ tiêu chuẩn, cần sự đầu tư hơn. Do đó họ có thể không dành nhiều nỗ lực cho các câu trả lời sai”, ông nói. Nếu có một lựa chọn dài hơn những câu còn lại một cách đáng chú ý, thì đó rất có thể là đáp án đúng.
4. Loại bỏ những lựa chọn không liên quan
Vài bài kiểm tra, ví dụ như SATs, được máy tính sắp xếp một cách ngẫu nhiên, nên không theo bất kỳ cấu trúc nào thường được thấy của các đáp án. Nhưng dù cho cấu trúc như thế nào, các sự lựa chọn không có sự liên quan với các câu trả lời còn lại, thường là sai, theo Poundstone. Ông đã đưa ra vài câu trả lời mẫu trong bài thi SAT (không bao gồm câu hỏi):
- Tình cờ (haphazard)... cơ bản (radical)
- Vốn có (inherent)... đang tranh cãi (controversial)
- Ứng biến (improvised)... đáng chú ý (startling)
- Có phương pháp (methodical)... cách mạng (revolutionary)
- Phát sinh (derivative)... dần dần (gradual)
Bởi vì nghĩa của từ “dần dần” (gradual) có vẻ khác so với những từ khác của cột phải, lựa chọn E có thể được loại trừ. Poundstone chỉ ra rằng từ “tình cờ” (haphazard - câu A) và “ứng biến” (improvised – câu C) gần như có ý nghĩa tương đồng. Vì đáp án chỉ có một, mà A và C có ý nghĩa gần giống nhau, do đó có thể loại trừ A và C. Từ những điều trên, bạn đã loại được hơn một nửa đáp án mà chưa cần nhìn đến câu hỏi rồi đấy.
Sự lựa chọn hẹp dần đã tăng khả năng chọn đúng câu trả lời chính xác, mọi việc còn lại phụ thuộc vào kiến thức và độ may mắn của bạn nữa thôi. “Thật sự rất khó để định dạng rõ ràng câu nào là đúng hoặc sai”, Poundstone nói. Và theo dữ liệu được ghi chép thì đáp án ở ví dụ trên đó là D.
>>> XEM THÊM: Tại sao nên triển khai thi thử trực tuyến TOEIC?
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Nguồn tin: Sưu tầm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn