Đánh giá kỹ năng giao tiếp trong tuyển dụng nhân sự
1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
Giao tiếp được hiểu là cách để truyền đạt thông điệp từ người này sang người khác. Có hai cách giao tiếp gồm giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
Trong đó:
-
Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức sử dụng ngôn ngữ một cách có ý thức để biểu đạt một suy nghĩ ra bên ngoài.
-
Giao tiếp phi ngôn ngữ là sử dụng chữ viết, ám hiệu, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, hay thậm chí là ngữ điệu trong câu
Với hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ có ưu điểm truyền đạt được trực tiếp và nhanh chóng thông tin. Trong trường hợp người nhận chưa hiểu được thông tin thì có thể điều chỉnh trực tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức giao tiếp này là dễ dàng bóp méo thông tin khi được truyền qua nhiều người.
Bên cạnh đó các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ cũng thường được sử dụng trong quá trình giao tiếp. Mỗi hình thức sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy bạn cần có kỹ năng giao tiếp cũng như bí quyết để sử dụng các hình thức giao tiếp sao cho hiệu quả.
2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được thành công trong cuộc sống cũng như công việc.
Đặc biệt trong tuyển dụng thông qua quá trình giao tiếp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được quan điểm, chính kiến của mình của ứng viên. Đồng thời qua đó ứng viên tạo được cái tôi riêng, làm cho bản thân trở nên khác biệt với số đông.
Mỗi nhân viên khi được nhận vào làm đều phải trải qua từ 2 - 3 tháng tập sự. Trong quá trình đó kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ứng viên tương tác được với nhiều người và học hỏi được nhiều kiến thức hữu dụng cho mình. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được khả năng thích ứng với môi trường làm việc của ứng viên.
3. Một số câu hỏi tuyển dụng kiểm tra kỹ năng giao tiếp của thí sinh
Để đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể sử dụng bộ câu hỏi sau đây:
1. Tôi có khả năng dự liệu được các yếu tố gây nhầm lẫn và tìm cách giải quyết trước thời điểm đó.
2. Khi tôi viết một bản ghi nhớ, email hay các tài liệu khác, tôi cố gắng thêm nhiều thông tin chi tiết để mọi người có thể hiểu.
3. Khi tôi không hiểu một vấn đề, tôi thường không hỏi người khác và tìm lời giải thích sau.
4. Tôi thường ngạc nhiên khi mọi người không hiểu tôi nói gì.
5. Tôi nói những gì tôi hiểu mà không cần biết lúc đấy người nghe sẽ hiểu như thế nào. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc sau.
6. Khi một người nói chuyện với tôi, tôi cố gắng tìm hiểu quan điểm của họ.
7. Tôi sử dụng email để giải quyết những công việc phức tạp với người khác vì tính tiện lợi và nhanh chóng.
8. Khi tôi viết xong một bản báo cáo, ghi nhớ hoặc email, tôi kiểm tra nhanh chóng cho các lỗi chính tả và sau đó gửi nó đi ngay lập tức.
9. Khi nói chuyện với mọi người, tôi rất hay chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của họ.
10. Tôi sử dụng các loại sơ đồ và biểu đồ để hỗ trợ cho việc thể hiện ý tưởng của mình.
11. Trước khi tôi giao tiếp, tôi nghĩ về những gì người nghe cần biết và cách tốt nhất để truyền đạt điều đó.
12. Trong lúc người đối diện nói, tôi nghĩ về những gì tôi sẽ nói khi đến lượt mình để đảm bảo đi đúng trọng tâm của cuộc giao tiếp.
13. Trước khi tôi gửi một tin nhắn, tôi nghĩ về cách tốt nhất để truyền đạt (một cách trực tiếp, thông qua điện thoại, trong một bản tin, thông qua lời nhắc nhở...).
14. Tôi cố gắng giúp mọi người hiểu các khái niệm cơ bản đằng sau vấn đề tôi đang thảo luận. Tôi tin điều này làm giảm những hiểu lầm và tăng sự hiểu biết.
15. Tôi xem xét các khác biệt văn hóa khi suy nghĩ về nội dung của mỗi buổi giao tiếp.
Với các câu hỏi trên, ứng viên lựa chọn 1 trong 5 đáp án đúng nhất với mình bao gồm: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường thường, thường xuyên với thang điểm lần lượng cho từng đáp án là 1,2,3,4,5.
Từ thang điểm và kết quả của bài trắc nghiệm, nhà tuyển dụng có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
-
15 – 35 điểm: Bạn cần phải tiếp tục rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình. Bạn không thể truyền đạt và nhận thông tin một cách rõ ràng, chính xác. Nhưng đừng lo lắng, bằng cách chú ý đến các chi tiết nhỏ trong giao tiếp, bạn có thể đạt được hiệu quả trong công việc và tận hưởng nhiều mối quan hệ làm việc tốt hơn.
-
36 – 55 điểm: Bạn là một người có kỹ năng giao tiếp khá ổn nhưng đôi khi lại gặp phải vấn đề truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Bạn nên dành thời gian đối thoại với bản thân để tìm ra cách tốt nhất trong quá trình tiếp cận người khác, tập trung vào việc tiếp nhận, xử lý thông tin một cách hiệu quả.
-
56 – 75 điểm: Tuyệt vời! Bạn là một người có kỹ năng giao tiếp rất tốt. Bạn hiểu chính xác vai trò của một người có khả năng ứng xử giao tiếp trong cả hai vị trí là người nói và người nghe. Bạn dự đoán được các vấn đề sẽ xảy ra và chọn đúng phương thức giao tiếp. Mọi người tôn trọng bạn vì khả năng truyền đạt rõ ràng và đánh giá cao kỹ năng xử lý thông tin của bạn.
4. Những biểu hiện của một ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt
Bên cạnh kết quả của bài trắc nghiệm thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên dựa vào các biểu hiện sau đây:
-
Một ứng viên biết lắng nghe
Nhiều người vẫn lầm tưởng giao tiếp tốt là phải có kỹ năng nói, tuy nhiên bên cạnh nói thì bạn còn biết lắng nghe ý kiến của người khác. Như vậy một ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt là biết lúc nào nên nói và lúc nào cần lắng nghe.
Bạn không thể trở thành một người giao tiếp giỏi nếu như bạn chỉ tranh phần nói của người khác trong những cuộc giao tiếp. Một người nói liên tiếp không để cho người khác có cơ hội nói là một thất bại lớn trong giao tiếp.
-
Không nói quá nhiều về bản thân
Một người giao tiếp giỏi sẽ không quá phô trương bản thân mình mà biết phân biệt được giữa quảng cáo bản thân và khẳng định năng lực bản thân khác nhau như thế nào. Hãy nói thật ít về bản thân mình và hướng tới những vấn đề chung mà mọi người quan tâm.
-
Thừa nhận những điều mình không biết
Một ứng viên giao tiếp giỏi sẽ tự tin trong lời nói, tuy nhiên họ biết cách nhìn nhận vấn đề. Năng lực sẽ được khẳng định bằng hành động thay vì nói suông. Bên cạnh đó, kiến thức là vô tận vì vậy những ứng viên thể hiện được sự khéo léo trong giao tiếp bằng cách thừa nhận những điều mà mình không biết.
-
Mỉm cười
Nụ cười cũng là một vũ khí lợi hại để bạn tạo nên giá trị cho cuộc nói chuyện và làm nó trở nên thân thiện hơn.
-
Thể hiện ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp
Một người giao tiếp giỏi chắc chắn sẽ biết cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể thế nào là đúng, qua từng cử chỉ, ánh mắt, giọng nói cũng có thể biết được tính cách, động cơ, mục đích của đối phương. Vì vậy, sở hữu những ứng viên này chắc chắn bạn sẽ có những cơ hội ký được nhiều dự án lớn.
Bên cạnh hỗ trợ tạo đề thi trắc nghiệm kỹ năng giao tiếp thì AZtest còn giúp nhà tuyển dụng tạo các đề thi phục vụ cho việc tuyển dụng nhân sự như:
Trong quá trình tạo đề thi, nếu gặp phải những khó khăn, vướng mắc bạn có thể liên hệ Hotline: 0905 908 430 hoặc nhắn tin tới fanpage https://www.facebook.com/aztest.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Hy vọng với bài viết trên đây của AZtest sẽ giúp các nhà tuyển dụng có thêm kiến thức về đánh giá kỹ năng giao tiếp của ứng viên.
>>> Xem thêm: 7 nguyên tắc bất di bất dịch nhà tuyển dụng cần để phỏng vấn thành công
ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn