Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ khiến nhiều giáo viên không thể trụ nổi.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa chính thức đưa ra phương án sửa đổi quy định hiện hành về đề xuất cho nâng tuổi hưu cho người lao động bắt đầu từ năm 2021. Theo đó, bản dự thảo trên đưa ra 2 phương án, trong đó có phương án 2 là tăng tuổi hưu theo đó tuổi nghỉ hưu của nam sẽ tăng dần đến đủ 62 tuổi, nữ tăng dần đến đủ 60 tuổi.
Theo phương án trên, trong lĩnh vực giáo dục câu hỏi được đặt ra là liệu Giáo viên nam đến 62 tuổi, nữ 60 tuổi còn sức khỏe tốt để giảng dạy không?
100% Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi chỉ có những giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy mới thấu hiểu hết mọi vất vả trong nghề. Thực tế cho thấy giáo viên là một nghề vô cùng vất vả, chịu rất nhiều áp lực về công việc, cuộc sống, phong trào. Giáo viên đến lớp để dạy kiến thức thì phải dành thời gian nghiên cứu trau dồi kiến thức, chuyên môn, luyện tay nghề.
Bên cạnh đó, ngoài giờ dạy giáo viên phải chấm trả bài kiểm tra, soạn giáo án, tham gia vô số các phong trào, hội thi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội họp, chuyên đề, bồi dưỡng,…Mặc dù được nghĩ 3 tháng hè nhưng trong thực tế giáo viên cũng không được nghỉ mà phải tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trực hè, hội họp,
Không chỉ có thế giáo viên còn phải chịu áp lực về thành tích, thi đua, áp lực chất lượng về phía giáo viên và học sinh. Và quan trọng nhất là giáo viên trực tiếp đứng lớp sắp về hưu hầu hết đều mắc bệnh nghề nghiệp như phổi (hít bụi phấn), viêm thanh quản, viêm họng (do nói quá nhiều), đau dạ dày, tiểu đường (ăn uống không điều độ), viêm khớp (đi lại nhiều), cao huyết áp, tim mạch (nóng giận khi xử lý học sinh vi phạm),… có nhiều trường hợp nặng hơn thì gây bệnh ung thư, tai biến,…Có nhiều giáo viên đã mãi mãi ra đi khi mái đầu chưa bạc.
Phải thừa nhận dù đến tuổi nghỉ hưu hiện nay là nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi vẫn còn một số giáo viên còn rất khỏe mạnh, minh mẫn và còn có nhiều cống hiến, giúp ích cho xã hội. Trong trường hợp này giáo viên có thể tiếp tục công tác, dưới dạng nghiên cứu khoa học, hay tiếp tục hợp đồng làm việc trong các cơ quan khi có yêu cầu, nhưng con số này thức tế không nhiều. Vậy nên có thể nói giáo viên cống hiến tới khi về hưu như hiện nay là nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi là trung bình khoảng 35 năm cống hiến là đã quá sức chịu đựng của giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tới đó, ngoài các nhà giáo làm nhiệm vụ nghiên cứu, các giáo viên trực tiếp đứng lớp chỉ mong muốn được về an hưởng tuổi già một vài năm cùng gia đình, con cháu,… đến khi nhắm mắt
100% Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi chỉ có những giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy mới thấu hiểu hết mọi vất vả trong nghề. Thực tế cho thấy giáo viên là một nghề vô cùng vất vả, chịu rất nhiều áp lực về công việc, cuộc sống, phong trào. Giáo viên đến lớp để dạy kiến thức thì phải dành thời gian nghiên cứu trau dồi kiến thức, chuyên môn, luyện tay nghề.
Bên cạnh đó, ngoài giờ dạy giáo viên phải chấm trả bài kiểm tra, soạn giáo án, tham gia vô số các phong trào, hội thi, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, hội họp, chuyên đề, bồi dưỡng,…Mặc dù được nghĩ 3 tháng hè nhưng trong thực tế giáo viên cũng không được nghỉ mà phải tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trực hè, hội họp,
Không chỉ có thế giáo viên còn phải chịu áp lực về thành tích, thi đua, áp lực chất lượng về phía giáo viên và học sinh. Và quan trọng nhất là giáo viên trực tiếp đứng lớp sắp về hưu hầu hết đều mắc bệnh nghề nghiệp như phổi (hít bụi phấn), viêm thanh quản, viêm họng (do nói quá nhiều), đau dạ dày, tiểu đường (ăn uống không điều độ), viêm khớp (đi lại nhiều), cao huyết áp, tim mạch (nóng giận khi xử lý học sinh vi phạm),… có nhiều trường hợp nặng hơn thì gây bệnh ung thư, tai biến,…Có nhiều giáo viên đã mãi mãi ra đi khi mái đầu chưa bạc.
Phải thừa nhận dù đến tuổi nghỉ hưu hiện nay là nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi vẫn còn một số giáo viên còn rất khỏe mạnh, minh mẫn và còn có nhiều cống hiến, giúp ích cho xã hội. Trong trường hợp này giáo viên có thể tiếp tục công tác, dưới dạng nghiên cứu khoa học, hay tiếp tục hợp đồng làm việc trong các cơ quan khi có yêu cầu, nhưng con số này thức tế không nhiều. Vậy nên có thể nói giáo viên cống hiến tới khi về hưu như hiện nay là nữ đủ 55 tuổi, nam 60 tuổi là trung bình khoảng 35 năm cống hiến là đã quá sức chịu đựng của giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tới đó, ngoài các nhà giáo làm nhiệm vụ nghiên cứu, các giáo viên trực tiếp đứng lớp chỉ mong muốn được về an hưởng tuổi già một vài năm cùng gia đình, con cháu,… đến khi nhắm mắt
Tác giả: Hồ Thị Xuân
Nguồn tin: giaoduc.net.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn