Chương trình phổ thông hiện hành khiến học sinh lười tư duy

Thứ ba - 06/02/2018 20:41
Trong khi chương trình học quá nặng khiến học sinh mệt mõi, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại chỉ đạo thay đổi phương pháp dạy học liên tục khiến cả thầy lẫn trò luôn trong tình trạng vật vã, không khơi dậy được tinh thần tự học của học sinh.
Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết cách tự rèn luyện và phấn đấu. Đa số học sinh lười học là những học sinh ham chơi, không chịu học bài làm bài mỗi khi đến lớp, không chú ý nghe thầy cô giảng bài. Hiện tượng lười học xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bản thân học sinh lười biếng, học sinh bị bạn bè lôi kéo rủ rê, một phàn do cha mẹ quá nuông chiều con cái ,.....  Và một trong số những lý do khiến cho học sinh lười học đó chính là chương trình học quá nặng, theo tâm lí: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Cụ thể trong kỳ thi tuyển vào lớp 10, kiến thức mà giáo viên dạy ôn tập cho học sinh  được gói gọn trong bộ tài liệu “ôn tập cho học sinh thi vào 10” do chính sở giáo dục của tỉnh phát hành.  Trong sách này có đầy đủ những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm . Từng mảng kiến thức cần nhớ được hệ thống gần như chi tiết, từng tác phẩm, tác giả được trình bày rõ ràng. Rồi những gợi ý làm bài …Chỉ nhìn vào mạch kiến thức được thiết kế trong sách ôn tập học sinh cũng có thể tự mình học mà chẳng cần phải đi ôn hết nơi này đến nơi khác.

Thế nhưng trong thực tế rất ít em sử dụng cách học này vì lười tư duy, vì thói quen được “dọn sẵn"  bởi cách dạy cách học theo chương trình hiện hành. Trong khi chương trình học quá nặng khiến học sinh mệt mõi, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại chỉ đạo thay đổi phương pháp dạy học liên tục khiến cả thầy lẫn trò luôn trong tình trạng vật vã, không khơi dậy được tinh thần tự học của học sinh.

Bên cạnh đó, việc áp dụng Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT đã khiên rất nhiều học sinh lơ là.  Qua khảo sát cho thấy, sau khi áp dụng thông tư, có 63,7% cho rằng học sinh lười học hơn trước, 30,5% cho rằng “bình thường” , chỉ 5,9% cho là “học sinh chăm học hơn trước”. Các em không bị áp lực về điểm số nên thoải mái hơn, tự tin hơn, chủ động hơn nhưng không chăm học như trước và thiếu động lực học tập

Chính vì thế khi đối diện với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, nhiều em sẽ hổng kiến thức hoặc nắm rất "lỗ mỗ", không tự tin vào khả năng của mình và chưa bao giờ được rèn khả năng tự học, nên buộc phải tìm đến các lò luyện thi. Trong khi phần lớn học sinh đềù thừa khả năng tự học.

Thế rồi vào lớp ôn tập, thay vì giáo viên chỉ cần hướng dẫn để học sinh tự mình học tập thì thầy cô lại bỏ công làm sẵn và chỉ việc đọc cho các em chép về nhà học thuộc. Nhiều học sinh học theo lối tư duy thà bỏ công học thuộc còn hơn suy nghĩ tự làm, "nó đau đầu lắm”. Một bộ phận khác lại cho rằng: “Thầy cô làm sẽ chắc ăn hơn chính mình tự học. Muốn thi đạt điểm cao thì phải vậy thôi”. Vậy nên chấm dứt dạy thêm học thêm trong ngành giáo dục của chúng ta có lẽ sẽ mãi ở những công văn và những câu nói.

Tác giả: Hồ Thị Xuân

Nguồn tin: giaoduc.net.vn http

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn