Cách mạng 4.0 và cuộc đua đầu tư học trực tuyến
Theo ông Pradeep Bastola, hiện đang diễn ra cuộc dịch chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang một phương pháp mới, đó là học trực tuyến. Trên nền tảng công nghệ 4.0, phương pháp học trực tuyến đã và đang đáp ứng được nhu cầu của người học, hỗ trợ tốt hơn cho việc học tập trong thời đại mới.
“Với chỉ khoảng 50% so với chi phí giáo dục chính quy, hình thức này có chi phí rẻ, tiết kiệm và không ảnh hưởng đến thời gian làm việc. Và đặc biệt trong đó vẫn tích hợp đầy đủ các phương tiện truyền thông như: hình ảnh, âm thanh, máy tính… đã thu hút được nhiều người sử dụng”, ông Pradeep Bastola cho hay.
Ra đời bắt đầu từ năm 1999 nhưng từ 2010 trở đi E–learning phát triển với tốc độ chưa bao giờ thấy trong lịch sử 10 năm qua và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng nhanh trong tương lai.
Báo cáo của nhóm này cũng chỉ ra có hơn 3/4 người sử dụng lao động cho rằng, đây là phương pháp giúp người lao động cập nhật, cải tiến phương pháp lao động cũng như tăng lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Hai khu vực phát triển mạnh của E-learning trong thời gian gần đây là Châu Á và Đông Âu, tiêu biểu như các nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Rumani, Balan, Séc, Brazil, Indonesia, Comlombia.
Theo báo cáo “Thị trường giáo dục điện tử” cho biết, với doanh thu vượt quá 327,6 tỷ đô la vào năm 2017. “Mô hình đào tạo trực tuyến đã thực sự tác động rất lớn đến hành vi của học sinh trong bối cảnh giáo dục hiện nay, làm thay đổi khả năng giao tiếp, tư duy và nhiều vấn đề khác.
So với phương pháp học truyền thống, hình thức học và thi thử trực tuyến có ưu điểm là học sinh có khả năng tìm tòi và tiếp cận những nguồn dữ liệu khổng lồ, sử dụng thành thạo máy tính, có kỹ thuật tìm hiểu và lấy thông tin trên internet qua đó hoàn thiện các kỹ năng cần thiết”.
Trước đó, chuyên gia Jonhson Ong Chee Bin của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục mạng lưới các trường đại học ở khu vực Đông Nam Á đã lên tiếng cảnh báo: mô hình “đại học không tường đang thách thức các mô hình đào tạo truyền thống như hiện nay. Nếu các trường đại học không kịp thay đổi sẽ bị tụt hậu lại phía sau. Hiện một số trường Đại học ở Việt Nam đang “chạy đua”, chuyển đổi sang nền giáo dục 4.0. Đó là tăng cường đầu tư và triển khai E-learning
Tác giả: Hồ Thị Xuân
Nguồn tin: giaoduc.net.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn