Những kỹ thuật cần lưu ý khi áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là gì?
Phỏng vấn sâu trong tiếng Anh là Depth Interview. Hình thức phỏng vấn này được hiểu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa người thu thập thông tin và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm, nhận thức của họ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Người được phỏng vấn sẽ thể hiện quan điểm của bản thân về một ý tưởng, chương trình hoặc tình huống cụ thể trong câu trả lời của mình.
Trong quá trình tuyển dụng trong doanh nghiệp hình thức nào giúp nhà tuyển dụng có thể khai thác triệt để những thông tin của ứng viên. Từ đó có được các nhìn tổng quan, bao quát và toàn diện nhất để đi đến quyết định cuối cùng một cách chính xác nhất.
Những kỹ thuật cần lưu ý khi phỏng vấn sâu
Khi áp dụng quy trình phỏng vấn vào trong tuyển dụng nhân sự, bạn cần quan tâm đến các kỹ thuật phỏng vấn sau đây, bao gồm các bước cơ bản sau đây:
1. Cần có thông tin về người tham gia phỏng vấn
Việc nắm rõ thông tin về người tham gia phỏng vấn sẽ giúp cho bộ phận nhân sự nắm được tình hình trong quá trình phỏng vấn, cụ thể là biết được ai là người tham gia phỏng vấn hôm nay. Ngoài ra, bộ phận nhân sự cũng cần biết được về CV của ứng viên để hiểu rõ hơn về quá trình làm việc, học tập của ứng viên trước khi ứng tuyển vào doanh nghiệp.
Biết được những thông tin cơ bản về ứng viên là cách giúp cho buổi phỏng vấn giữa ứng viên và nhà tuyển dụng trở nên thành công hơn. Vậy nên, kỹ thuật đầu tiên đối với phương pháp phỏng vấn sâu mà nhà tuyển dụng cần quan tâm là có được thông tin về người tham gia phỏng vấn.
2. Lên kịch bản và danh sách các chủ đề cần đề cập đến buổi phỏng vấn
Lên kịch bản và danh sách các chủ đề cần đề cập đến buổi phỏng vấn là kỹ thuật tiếp theo mà nhà tuyển dụng cần làm. Việc lên kịch bản và danh sách các chủ đề sẽ giúp bộ phận tuyển dụng không bị bỏ sót câu hỏi, đồng thời giúp cho buổi phỏng vấn được suôn sẻ, chuyên nghiệp hơn.
Kỹ thuật này cũng giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu rõ hơn về ứng viên, từ đó dễ hơn đi đến quyết định rằng ứng viên có phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng hay không.
3. Phỏng vấn dựa vào lịch trình, lựa chọn của người được hỏi
Để buổi phỏng vấn chuyên sâu đạt được kết quả cao, nhà tuyển dụng cần dựa vào lịch trình, lựa chọn của người được phỏng vấn để buổi phỏng vấn được hiệu quả. Điều này thể hiện được sự tôn trọng của bạn với người được phỏng vấn.
4. Đặt câu hỏi tự tin
Khi đặt câu hỏi người phỏng vấn cần thể hiện được sự tự tin, chuyên nghiệp của bản thân trước người được phỏng vấn. Điều này sẽ giúp cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn khi trả lời các câu hỏi mà bạn đặt ra.
Sự tự tin không chỉ giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp của một nhà tuyển dụng mà còn giúp cho ứng viên có được lòng tin vào doanh nghiệp, phần nào cho họ thấy doanh nghiệp của bạn rất chuyên nghiệp trong khâu tuyển dụng.
5. Đưa ra thời lượng phù hợp để người được hỏi không cảm thấy quá tải
Người phỏng vấn cần cân chỉnh thời gian cho phù hợp, điều này giúp cho người được phỏng vấn không cảm thấy quá tải khi phải trả lời quá nhiều thông tin trong một thời gian dài.
Thông thường một cuộc phỏng vấn ứng viên sẽ kéo dài từ 15 - 20 phút. Do đó, người phỏng vấn cần lưu ý kỹ thuật này để cuộc phỏng vấn diễn ra thuận lợi. Người được phỏng vấn cũng không cảm thấy áp lực nhờ đó đạt được kết quả cao hơn trong buổi phỏng vấn.
6. Ghi chú các biểu hiện và cử chỉ của người được phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn nhà tuyển dụng đừng quên ghi lại các biểu hiện và cử chỉ của người được phỏng vấn. Bởi đây là một trong những yếu tố giúp bạn đưa ra đánh giá chính xác nhất về ứng viên đó.
Với một ứng viên giỏi, tự tin biểu cảm và cử chỉ trong quá trình phỏng vấn sẽ thể hiện rõ như trả lời mạch lạc, dõng dạc, trả lời đúng trọng tâm vấn đề,... Ngược lại, những ứng viên còn non trẻ sẽ trả lời rụt rè, hoặc không hiểu chủ đích hỏi của nhà tuyển dụng,...
7. Đánh giá dựa trên tiêu chí khách quan, trung thực
Là người phỏng vấn, người được phỏng vấn cần dựa trên tiêu chí khách quan, trung thực để đưa ra kết quả phỏng vấn chính xác nhất cho người được phỏng vấn. Để đánh giá chính xác người phỏng vấn cần dựa trên các tiêu chí cụ thể, tránh đánh giá cảm tính làm ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của ứng viên.
Bên cạnh các cách đánh giá trong doanh nghiệp có thể ứng dụng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến vào quá trình đánh giá ứng viên. Hiện tại AZtest đang là đơn vị cung cấp phần mềm đánh giá ứng viên cho các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về cách đánh giá ứng viên bằng phần mềm thi trắc nghiệm bạn có thể liên hệ qua số hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/aztest.vn để được chuyên viên tư vấn, hỗ trợ.
Trên đây là những kỹ thuật cần lưu ý khi áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu mà AZtest muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có được các đánh giá hiệu quả nhất cho ứng viên của mình.
>>> XEM THÊM: 3 hình thức phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Tác giả: Linh Hồ Thị
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn