Làm thế nào để một tiết dạy - học trên lớp có sức thu hút?

Chủ nhật - 12/05/2019 21:47
Không phải ngẫu nhiên mà những năm gần đây, khâu soạn bài để lên lớp của giáo viên được gọi là thiết kế tiết dạy hay thiết kế bài giảng. Có thể khẳng định, nghề dạy học là một trong những nghề công phu nhất. Nhiều GV thừa nhận, đôi khi, họ rất nhiệt tình giảng dạy trên lớp nhưng vẫn không mang lại hiệu quả như ý muốn vì có những yếu tố mà chính bản thân họ không lường trước được…
Làm thế nào để một tiết dạy - học trên lớp có sức thu hút?
Làm thế nào để một tiết dạy - học trên lớp có sức thu hút?

Thay đổi “khẩu vị” bài giảng

Người thầy giáo có thể say mê giảng bài suốt 45 phút của một tiết học mà không có cảm giác mệt mỏi. Nhưng với học sinh việc tập trung nghe thầy giảng bài suốt 45 phút trong một buổi học thường có từ 4 - 5 tiết học lại không phải là điều dễ dàng. Hiện tượng uể oải, ngáp vặt, ngủ gục, nói chuyện riêng trong lớp diễn ra khá phổ biến.

Để một tiết học diễn ra nhẹ nhàng, sinh động, GV cần lưu ý những điểm sau đây: Bao quát tốt lớp học để nhận biết đối tượng học sinh thiếu tập trung do tác động của hoàn cảnh khách quan (có chuyện không hay trong gia đình, sức khoẻ kém, cơ thể mệt mỏi), từ đó lường được thái độ nóng giận ảnh hưởng chung tới sinh khí của cả tập thể; Không rập khuôn theo một trình tự mà học sinh đã quá quen thuộc; Linh hoạt thay đổi khẩu khí, thay đổi cách thức hỏi, giảng giải đối với học sinh; Tăng tính trực quan sinh động bằng trình chiếu hình ảnh, minh họa đúng lúc, đúng chỗ. Cô giáo Thái Lê, Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn của Trường THPT Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho biết: “Khi có biểu hiện mất trật tự ở trong lớp học thì cách tốt nhất là GV nên dừng lại ít phút để tạo ra khoảng lặng, rồi bắt đầu từ một nốt “bổng” trở lại cho tiết học.”

2 18
Thay đổi “khẩu vị” bài giảng

Đa số HS khi được hỏi “em thích học với một giáo viên như thế nào” thì các em đều trả lời: Thích những thầy cô giáo dạy nhẹ nhàng, có óc khôi hài. Thực tế cho thấy, không một phương tiện máy móc hiện đại nào có thể thay thế được vai trò của nhà giáo trong việc truyền cảm hứng học tập cho HS. Một phong cách mô phạm, một giọng nói gợi cảm, một nét chữ, nét vẽ hoa mỹ, một lối diễn đạt tinh tế… tất cả đều không chỉ cho hiệu quả tức thời trong một giờ lên lớp mà còn tạo dấu ấn tốt đẹp, có giá trị giáo dục với học sinh.

Việc chủ động trong thiết kế bài giảng của GV có thể tiến hành như sau:  Xem xét dung lượng kiến thức vừa đủ trong một tiết dạy (tránh sự quá tải); Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đảm bảo tính tối ưu (có tính chất phân hóa đối tượng);  Những kỹ năng học sinh cần đạt được. Cuối cùng là sự chuẩn bị những tình huống gọi là “gia vị” nhằm tránh sự căng thẳng, nhàm chán, để “giữ lửa” trong suốt tiết học.

Chủ động ngay từ bài soạn

Một giáo viên giàu kinh nghiệm ắt sẽ biết việc thâm nhập kỹ bài dạy trước khi lên lớp chiếm tỷ lệ thành công tới 50% của tiết học. Điều này lý giải vì sao có những GV bộ môn dạy lâu năm và chuyên dạy một khối lớp không thông thạo lắm về CNTT nhưng vẫn được học sinh ngưỡng mộ vì giảng dạy thuần thục và dễ hiểu.

Trong thực tế, việc quản lý, duy trì nề nếp soạn bài của GV những năm qua ở nhiều trường còn lỏng lẻo, thiếu sự nhất quán. Việc soạn bài bằng viết tay đã dần dần vắng bóng, thay vào đó là soạn trên máy. Hầu hết GV đã biết soạn giáo án điện tử. Tuy nhiên, một bộ phận chuyên viên Sở, Phòng CBQL chuyên môn vẫn còn lúng túng trong khâu đánh giá việc soạn bài của GV. Thầy giáo V.D ở An Nhơn, Bình Định cho biết: Có lần đoàn kiểm tra về dự giờ của một GV. GV này thâm nhập khá kỹ bài dạy, kết hợp khéo léo giữa phương pháp thuyết trình với phát vấn, tổ chức cho HS thảo luận nhóm khá sinh động. Nhưng tiết dạy không được xếp loại giỏi vì GV đã không sử dụng giáo án điện tử.

Thành công của một tiết dạy thể hiện ở hiệu quả tiếp nhận kiến thức, kỹ năng của người học. Có thể đo được hiệu quả này ngay ở việc HS có hào hứng học tập hay không. Vì vậy, BGH các trường không nên ép buộc GV phải soạn bài theo kiểu này hay kiểu khác, hình thức này hay hình thức khác, độ dài hay ngắn mà cơ bản là xem GV đó có “bản thiết kế” khoa học, dễ nhận biết các thao tác về chuẩn kiến thức, kỹ năng, sự “gia cố” chất liệu cho bài giảng thêm sinh động hay không?

Tâm thế của người thầy giáo

Tâm thế thoải mái, sự tự tin của người thầy giáo khi bước vào lớp học là một chất xúc tác cần thiết cho tiết dạy nhưng lại ít được GV chú ý. Những GV  chuẩn bị bài kỹ thường là rất tự tin khi bước vào lớp học, và chính sự tự tin của người thầy, thái độ cởi mở thân mật của thầy khi bước vào lớp làm không khí lớp học thêm phấn chấn.

3 1
Người giáo viên cần chuẩn bị tâm thế tốt nhất

Không nên xem nhẹ khâu kiểm tra bài cũ. Khi học sinh nắm chắc bài cũ tức là dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài mới, đỡ đi gánh nặng cho GV. Có mấy thao tác GV cần lưu ý: Chuẩn bị kỹ các câu hỏi ở phần củng cố lại bài học; Cho HS chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi đó;  Chọn câu hỏi kiểm tra bài phù hợp với từng đối tượng; Mức độ kiểm tra ở mỗi lần tăng dần từ dễ đến khó với học sinh dưới mức trung bình để các em có cơ hội tiến bộ. Không vội trách phạt, nhục mạ một HS không thuộc bài khi chưa hiểu rõ nguyên nhân. Trong thực tế, giáo viên rất hay kêu ca học sinh lười học, hay là chậm tiếp thu bài. Nhưng bản thân GV thì chưa chắc đã chu đáo khi soạn thảo bước kiểm tra bài cũ trong giáo án lên lớp của mình, có khi chỉ là soạn đối phó cho đủ 5 bước lên lớp mà thôi. Hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng phải đảm bảo tính tối ưu như hệ thống câu hỏi dẫn dắt tìm hiểu bài mới: Tính bao quát, tính trọng tâm, tính vừa sức.

Gần đây, bằng sự hỗ trợ của CNTT, GV đã tìm được cách thức kiểm tra bài cũ đỡ tốn kém thời gian (không nhất thiết khi kiểm tra miệng cứ phải gọi học sinh lên phía trên bục giảng để thuyết trình). Tuy nhiên, làm thế nào để trong vòng 10 phút kiểm tra bài cũ, vẫn có thể huy động được nhiều học sinh tham gia chứ không chỉ kiểm tra 1, 2 em vẫn là vấn đề còn phải bàn định.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest sẽ giúp quý thầy cô có được những kinh nghiệm hay trong quá trình giảng dạy.

>>>Xem thêm: Nghề giáo viên: Làm gì khi bị khản tiếng phải nghỉ dạy?

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn: Theo Nguyễn Thị Thúy Hồng

Báo Giáo dục và thời đại

Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

 Từ khóa: thi trắc nghiệm, thi trắc nghiệm trực tuyến, phần mềm thi trắc nghiệm, thi trắc nghiệm online, thi thử trực tuyến, hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm, hệ thống thi trắc nghiệm online, tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm online, phần mền thi trắc nghiệm trực tuyến, hi trắc nghiệm, thi thử online bằng lái xe b2, Bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực 2019, hi trắc nghiệm trực tuyến, Phần mềm thi trắc nghiệm kiến thức đoàn viên thanh niên, thi thử công chức trực tuyến, thi thử online vào ngân hàng, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật giao thông đường bộ, phần mềm thi trắc nghiệm excel, phần mềm thi IQ online, thi trắc nghiệm tin học cơ bản, thi thử trắc nghiệm an toàn điện, đề thi trắc nghiệm âm nhạc tiểu học, đề thi trắc nghiệm an toàn giao thông cấp tiểu học, đề thi trắc nghiệm dược lâm sàng, đề thi trắc nghiệm dinh dưỡng mầm non, đề thi trắc nghiệm pháp luật đại cương, đề thi trắc nghiệm điều dưỡng giỏi, đề thi trắc nghiệm excel 2010, đề thi trắc nghiệm giáo viển giỏi tiểu học, Đề thi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân, đề thi trắc nghiệm giải phẫu, đề thi trắc nghiệm địa lý, đề thi trắc nghiệm môn toán, đề thi trắc nghiệm môn ngữ văn, đề thi trắc nghiệm sinh học, đề thi trắc nghiệm tiếng anh, đề thi trắc nghiệm môn vật lý

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn