Cách tạo đề thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản
Để có thể đào tạo, đánh giá năng lực cho nhân viên bán hàng trong lĩnh vực đấu thầu cách tốt nhất là tạo ra các bài thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản vừa giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng bán hàng, vừa nâng cao kiến thức chuyên môn.
1. Các bước tạo đề thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản trên AZtest
Phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến không chỉ được áp dụng trong các trường học mà ngày nay còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu thì phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến còn được ứng dụng để tạo đề ôn thi sát hạch chứng chỉ hành nghề đấu thầu và kiểm tra, đánh giá năng lực định kỳ của nhân viên bán hàng về lĩnh vực đấu thầu. Rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công và đem lại kết quả rất cao.
Vậy các bước tạo đề thi trắc nghiệm đấu thầu được thực hiện như thế nào:
- Bước 1: Bạn cần đăng ký khởi tạo tài khoản trên hệ thống AZtest tại đây.
- Bước 2: Sau khi khởi tạo thành công, hệ thống sẽ gửi đến email bạn đã đăng ký tài khoản và mật khẩu. Bạn sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu đó để đăng nhập tài khoản trên AZtest.
- Bước 3: Bạn tiến hành biên soạn đề thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản trên AZtest theo các hướng dẫn tại đây.
2. Bộ đề thi mẫu: Đề thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản
Để giúp các bạn hình dung dễ dàng hơn về cách tạo đề thi trắc nghiệm, AZtest đã tạo bộ đề thi mẫu: Đề thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản có thời gian thi 20 phút. Bộ đề thi bao gồm 45 câu hỏi và được tính theo thang điểm 10.
Bạn có thể tham khảo bộ đề thi này tại đây để có thể tạo ra một ngân hàng bài thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản được phong phú và chất lượng hơn.
3. Các tình huống thường gặp trong đấu thầu
Tình huống 1
Đơn giá dự thầu cao hơn đơn giá kế hoạch
Bệnh viện A tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu gồm 30 hạng mục hàng hóa là đồ dùng cho khu hành chính và khu điều trị nội trú thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Nhà thầu B là nhà thầu chào giá thấp nhất trong số 3 nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu của nhà thầu B có chào 5 trong tổng số 30 hạng mục hàng hóa cao hơn đơn giá của hạng mục đó trong phụ lục tính giá gói thầu đính kèm kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Hỏi: Trong trường hợp này, bệnh viện A có thể lựa chọn nhà thầu B trúng thầu không hay phải lựa chọn nhà thầu khác chào giá tất cả các hạng mục thấp hơn đơn giá trong phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Đấu thầu, một trong các điều kiện để nhà thầu được đề nghị trúng thầu là có giá đề nghị trúng thầu (giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu xếp hạng thứ nhất) không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
Đối với trường hợp của bệnh viện A, nếu nhà thầu B có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu được duyệt thì được coi là đáp ứng yêu cầu xét duyệt trúng thầu ở trên mà không phụ thuộc vào việc nhà thầu chào giá một số mặt hàng cao hơn giá của mặt hàng đó trong phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Có thể hiểu phụ lục này gồm đơn giá cho từng mặt hàng, giúp tính toán để hình thành giá gói thầu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện đối với gói thầu trong khoản ngân sách là giá gói thầu, nên bệnh viện A chỉ cần so sánh giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu B với giá gói thầu, mà không cần quá quan tâm tới các đơn giá từng mặt hàng so với đơn giá dự trù ban đầu. Trong trường hợp này, việc đề nghị cho nhà thầu khác chào giá cao hơn trúng thầu chỉ vì đơn giá từng hạng mục không cao hơn đơn giá ước tính trong phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu rõ ràng là không hiệu quả và không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Tình huống 2
Xác định cấp doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ khi tham gia đấu thầu
Bên mời thầu X đang đánh giá hồ sơ dự thầu Gói thầu Xây lắp có giá gói thầu 4,5 tỷ đồng. Trong hồ sơ mời thầu (HSMT) quy định một trong các điều kiện để được tham gia đấu thầu là nhà thầu phải là doanh nghiệp cấp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Hỏi: Nhà thầu nào sau đây được coi là đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu gói thầu vừa nêu:
-
Nhà thầu A có tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng và có số lao động bình quân năm không quá 200 người
-
Nhà thầu B có tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng nhưng có số lao động bình quân năm trên 200 người
-
Nhà thầu C có tổng nguồn trên 20 tỷ đồng nhưng có số lao động bình quân năm không quá 200 người.
Trả lời: Một trong các nội dung về ưu đãi doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong đấu thầu là đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu.
Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được thực hiện theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người.
Quay trở lại việc đánh giá điều kiện tham dự thầu của các nhà thầu trên, cả 3 nhà thầu A, B, C đều được coi là đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham dự thầu gói thầu xây lắp có giá 4,5 tỷ đồng. Trong đó, nhà thầu A đáp ứng cả tiêu chí về tổng nguồn vốn và số lao động bình quân, nhà thầu B đáp ứng tiêu chí về tổng nguồn vốn, nhà thầu C đáp ứng tiêu chí về lao động bình quân năm.
Trong trường hợp này, cần lưu ý là nhà thầu chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí tổng nguồn vốn (trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc tổng số lao động bình quân năm đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì được coi là đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham dự gói thầu xây lắp có giá không quá 5 tỷ đồng.
Tình huống 3
Đề xuất gói thầu áp dụng mua sắm tập trung
Đơn vị A được UBND tỉnh X giao nhiệm vụ làm đầu mối tổ chức thực hiện mua sắm tập trung trên địa bàn Tỉnh. Một gói thầu mua sắm có giá khoảng 8 tỷ đồng được Đơn vị A trình trong kế hoạch mua sắm tập trung, trong đó đề xuất áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp cho gói thầu này.
Hỏi: Trường hợp nêu trên có được áp dụng mua sắm tập trung theo hình thức mua sắm trực tiếp hay không?
Trả lời: Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm đối với số lượng nhiều, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư. Mục đích của việc mua sắm tập trung thông qua đơn vị mua sắm tập trung là nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế.
Khoản 1 Điều 44 Luật Đấu thầu quy định: “Mua sắm tập trung là cách tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu”. Do vậy, trường hợp nêu trên, Đơn vị A đề xuất phương án mua sắm trực tiếp là chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu. Hay nói cách khác, khi tổ chức lựa chọn nhà thầu theo phương án mua sắm tập trung thì hình thức lựa chọn nhà thầu luôn luôn là đấu thầu rộng rãi.
Có thể nói việc ôn luyện thi trắc nghiệm đấu thầu bằng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến là một trong những cách ôn luyện hiệu quả nhất, đem lại nhiều lợi ích nhất, cụ thể:
-
Việc ôn luyện thi trắc nghiệm online giúp nhân viên dễ nhớ, dễ ôn luyện kiến thức.
-
Có thể thực hiện ôn thi mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có smartphone, ipad, laptop,...
-
Tạo tâm lý tự tin, thoải mái cho nhân viên trước khi tham gia thi.
-
Giúp nhân viên nắm chắc được kiến thức đấu thầu cơ bản giúp cho bài thi đạt kết quả cao.
Với nhu cầu sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến ngày càng nhiều như hiện nay thì việc lựa chọn cho nhân viên của mình một phần mềm ôn luyện thi đấu thầu không quá khó, một trong số đó chính là AZtest. AZtest phần mềm thi trắc nghiệm được xây dựng trên mã nguồn mở cho phép người dùng sử dụng trên bất cứ trình duyệt nào. Sử dụng phần mềm AZtest còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình tổ chức ôn luyện thi trắc nghiệm đấu thầu cho nhân viên. AZtest giúp doanh nghiệp có được những bộ đề thi trắc nghiệm chất lượng cho nhân viên của mình trong quá trình ôn luyện và tổ chức thi.
Bài viết trên đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các bước tạo đề thi trắc nghiệm đấu thầu cơ bản trên hệ thống thi trắc nghiệm AZtest. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Trong quá trình tạo đề nếu có điều gì thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0987.893.519 để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất.
>>> XEM THÊM: Cách tạo bài thi trắc nghiệm đánh giá năng lực trên AZtest
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn