Môn Toán: Tận dụng câu hỏi “cho điểm” phần tích phân

Thứ năm - 23/07/2020 06:52
Tích phân là nội dung luôn xuất hiện trong các đề thi môn Toán THPT lớp 12. Với bài toán nhẹ nhàng, mang tính chất “cho điểm”, theo thầy Nguyễn Như Tùng, thí sinh dành chút thời gian đọc tài liệu, sách giáo khoa sẽ dễ dàng vượt qua phần này.
Môn Toán: Tận dụng câu hỏi “cho điểm” phần tích phân
Môn Toán: Tận dụng câu hỏi “cho điểm” phần tích phân

Câu hỏi "cho điểm"

Thầy Nguyễn Như Tùng - GV môn Toán Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: Tích phân được các nhà toán học Hi Lạp khởi xướng, tiêu biểu là Archimedes. Bằng phương pháp vét cạn, tức là tính diện tích của một hình bằng tính tổng diện tích của vô số hình lấp đầy hình đó.

Trong các các kỳ thi THPT, câu tích phân mặc định xuất hiện trong đề thi môn Toán. Tích phân xuất hiện trong các đề thi thường không quá đánh đố, SV chỉ cần học theo kiến thức ở sách giáo khoa có thể làm được.

Để giải bài toán tích phân, 2 kiến thức cơ bản HS cần nắm vững: Các công thức tích phân cơ bản trong bảng Nguyên hàm; Phương pháp tính tích phân, đặc biệt là 2 phương pháp: Đổi biến số (thuận, ngược) và tích phân từng phần.

Sau khi nắm kiến thức cơ bản, các bạn cần làm đi làm lại bài tập từ dễ đến khó để biết mình còn yếu, hay sai ở những phần nào, bước nào để rút kinh nghiệm.

Thầy Tùng đưa ra lời khuyên: Trong quá trình làm bài, thí sinh lưu tâm để tránh những sai lầm khi tính tích phân như: Đổi biến nhưng không đổi cận; Khi đổi biến không tính vi phân; Tính nguyên hàm sai, hiểu sai bản chất công thức...

Quy chế thi cho phép thí sinh mang một số máy tính tính được tích phân vào phòng thi. Các em có thể sử dụng máy tính để tính và so lại kết quả xem chính xác hay không. Đồng thời, khi đi thi, các bạn cũng nên lưu ý trình bày thật cẩn thận. Đừng quá lạm dụng dấu "=" liên tục trên 1 dòng vì chỉ cần một phép toán sai coi như cả dòng sai, không được điểm nào. Phải "nhặt điểm" từng ý: Ý 1 được, ý 2 được, ý 3 sai thì cũng được điểm 2 ý đầu.

Làm bài để nhớ lý thuyết

Về kĩ năng làm bài thi, thầy Nguyễn Như Tùng đưa ra lời khuyên: Khi làm bài, HS cần đọc kĩ đề để tránh hiểu nhầm, sai sót. Mặc dù là những câu dễ, thời gian làm bài cũng phải đầu tư để tránh mất điểm. Câu dễ hay khó đều có điểm như nhau, cho nên các em tập trung làm chắc những câu dễ.

Sau khi học ôn, việc cần làm là hệ thống hóa các kiến thức cơ bản thuộc chương trình lớp 12 theo dạng chủ đề. Đồng thời, ôn thêm kiến thức cũ đã học ở lớp 10 và 11. HS nên làm thử các đề thi dạng tổng hợp. Trước hết là đề thi chính thức mà Bộ ra các năm trước, rồi đến đề thi thử năm nay của các trường có uy tín.

HS phải bám sát nội dung sách giáo khoa, trước hết, nắm chắc kiến thức cơ bản, chú trọng đọc và học kĩ phần lý thuyết, sau đó làm bài tập từ dễ đến khó. Các em nên làm thuần thục các bài tập trong sách giáo khoa rồi đến phần nâng nâng cao. Với dạng bài này, HS cố gắng suy nghĩ, tìm ra cách giải, nếu đã cố gắng hết cách mà chưa giải được mới xem sách giải tham khảo, hoặc hỏi thầy cô giáo, bạn bè.

Thầy Nguyễn Như Tùng cho biết: Đối với môn Toán, làm bài tập rất quan trọng. Thậm chí có bạn luyện làm bài tập nhiều để nhớ lý thuyết thật sâu. Sau mỗi bài, chương, HS nên tìm ra dạng bài cơ bản, làm bài tập mang tính tổng hợp của toàn chương. Từ đó, phát hiện thiếu sót, sai lầm mắc phải để khắc phục kịp thời. Việc làm bài tập mang tính tổng hợp như vậy cũng là dịp các em huy động các kiến thức liên quan để giải một bài toán.

Trong quá trình làm bài thi, rất nhiều HS không đọc kĩ đề bài dẫn đến định hướng sai lời giải hoặc gặp bế tắc trong quá trình tìm lời giải; Mắc lỗi không định hướng làm câu nào trước, câu nào sau do đó không phân phối được thời gian làm bài.

Để không rơi vào tình huống trên, thầy Tùng đưa ra khuyến cáo: Gặp câu hỏi có hướng giải nhưng biến đổi ra giấy nháp chưa ra hoặc không ra kết quả cuối cùng đa số các em bỏ không làm trong bài thi, đây là một sai lầm. HS cần lưu ý thang chấm điểm của Bộ GD&ĐT rất chi tiết, chỉ cần làm đúng đến đâu là có điểm đến đó.

Một số HS làm bài ra giấy nháp sau đó mới chép lại vào giấy thi. Làm như vậy, các em mất nhiều thời gian, công sức và không có thời gian suy nghĩ câu hỏi khác. Đặc biệt, khi thời gian không còn nhiều, các em cuống dẫn đến chép sai. Với một số học sinh khá trở lên thường mắc lỗi mất quá nhiều thời gian cho câu hỏi dễ nên không còn thời gian làm câu hỏi kế tiếp...
>>> XEM THÊM: Tạo đề thi trắc nghiệm: Đề thi trắc nghiệm Toán lớp 12

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn