Môn Hóa học: Săn điểm phần nhận biết - thông hiểu

Thứ ba - 07/07/2020 04:30
Hóa học là một trong ba bài thi thành phần của tổ hợp Khoa học Tự nhiên. Chính vì vậy, công tác ôn tập môn học này được các nhà trường tập trung cao độ, phân tích đề mẫu…
HS lớp12 (Lào Cai) trong giờ ôn thi tốt nghiệp
HS lớp12 (Lào Cai) trong giờ ôn thi tốt nghiệp

Trên 70% câu hỏi nhận biết - thông hiểu

Phân tích đề thi minh họa tốt nghiệp THPT, thầy Võ Thái Tường Vi – Tổ trưởng chuyên môn – Trường THPT Võ Thành Trinh (huyện Chợ Mới - An Giang) cho rằng: Điểm đặc biệt ở phần kiến thức nhận biết – thông hiểu so với đề tham khảo lần 1 là chứa câu hỏi có nội dung liên quan giữa lớp 11 với lớp 12. Phần kiến thức này khá đơn giản. 15% câu trong đề thuộc mức độ vận dụng thuộc các chuyên đề este-lipit, tổng hợp kiến thức hóa học vô cơ, tổng hợp kiến thức hóa học hữu cơ, 1 câu liên quan đến kiến thức hóa học 11 với hóa học 12. Mặt khác, 10% câu hỏi (chiếm 4/40 câu) thuộc mức độ vận dụng cao thuộc các chuyên đề este-lipit, amin-amino axit-peptit.

Cô Nguyễn Mai Phượng – Tổ trưởng tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai) lưu ý: Mảng kiến thức năm nay tập trung chủ yếu vào lớp 12, vì vậy tất cả các nội dung trong chương trình lớp 12 đều phải ôn kỹ. Kiến thức lớp 11 có đề cập đến nhưng không yêu cầu chuyên sâu ví dụ như phần điện li, phi kim, hidrocarbon, dẫn xuất của hiđdrocarbon (Ancol, axetanđehit)…

Một phần khác là Anđehit không có câu cụ thể mà lẫn vào dạng câu hỏi tổng hợp. Nhưng phần Anđehit lại liên quan mật thiết với lớp 12 ở phần Carbohidrat. Để HS có kiến thức tốt vẫn phải ôn toàn bộ phần hữu cơ của lớp 11 để phục vụ cho những câu kiến thức chương hữu cơ của lớp 12. Như vậy phần hữu cơ sẽ không bỏ kiến thức nào.

Cô Nguyễn Mai Phượng khẳng định: HS “lấy” được 8 điểm trở lên cho môn Hóa trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không khó như năm trước. Nhưng để làm được điều đó HS cần nắm chắc được kiến thức ở mức độ vận dụng - thông hiểu ở SGK lớp 11 và 12. Còn phần vận dụng có thể sử dụng những kiến thức nằm trong độ nhận biết - thông hiểu nhưng yêu cầu ở mức độ cao hơn một chút (vận dụng để giải quyết những bài toán liên quan đến nội dung chuyên đề.

Không coi nhẹ sơ đồ phản ứng

Cô Lê Hồng Liên – GV môn Hóa Trường THPT số 2 Bảo Thắng (Lào Cai) cho biết: Trong đề thi thường chỉ có 1 câu hỏi liên quan đến sơ đồ phản ứng và ở mức kiến thức đơn giản, không cao. Nhưng để làm được những bài tập này, HS cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Nếu HS chủ quan bỏ qua kiến thức cơ bản ở phần lý thuyết ở mức độ hiểu biết - thông hiểu sẽ không làm được.

HS Trường THPT chuyên Lào Cai
HS Trường THPT chuyên Lào Cai

Cô Liên đặc biệt lưu ý: Để làm tốt dạng bài sơ đồ phản ứng, HS nhất định phải nhớ xuất phát từ chất đầu đến chất cuối, nhận biết được có tăng số oxy hóa hay không ở phần vô cơ. Nếu tăng số oxy hóa, đây là phản ứng oxy hóa khử, bắt buộc phải chọn chất tương ứng sao cho phù hợp. Nếu không thay đổi số oxy hóa, đây là phản ứng trao đổi… Nói tóm lại, HS phải nhớ kiến thức chung và sơ đồ phản ứng để viết được phương trình cho phù hợp, đồng thời phải biết nhìn vào sự biến đổi nguyên tố để chọn chất phản ứng.

Cô Phượng cũng khẳng định: Với mảng kiến thức sơ đồ phản ứng vẫn nằm trong phần thông hiểu - vận dụng, liên hệ được kiến thức trong các mảng với nhau. Do đó, HS vẫn cần phải nắm chắc về kiến thức của các nội dung đã học mới có thể làm được bài.

Cũng theo cô Phượng, năm nay, Bộ GD&ĐT đưa ra đề minh họa những dạng bài không quá đi sâu về thuật toán như năm trước mà đề cao các dạng bài đi sâu về bản chất. Ví dụ như câu hỏi, bài tập vận dụng cao liên quan đến thực nghiệm mà HS phải hiểu bản chất của hóa học mới phân tích được. Hoặc có những câu đòi hỏi sự tổng hợp nhiều kiến thức, các em chỉ cần sai một chỗ là có khả năng sai cả câu đó.

Do đó, khi xử lý các bài vận dụng cao, HS nên chú ý các dạng bài toán: Este; Peptit; Biện luận muối amoni; Điện phân; Đồ thị; Bài toán vô cơ khó với nhiều quá trình phản ứng thường kết hợp với tính oxy hóa. HS phải nắm vững kiến thức lý thuyết về tính chất hóa học, phản ứng của các chất để viết phản ứng hóa học và diễn giải bằng sơ đồ hóa một cách chính xác trong khi giải bài…

Đặc biệt, nên chia các dạng vận dụng cao theo chuyên đề và luyện theo dạng toán: Este khó kết hợp yếu tố đốt cháy - thủy phân - biện luận; Peptit khó thường sử dụng quy đổi; Bài toán điện phân; Bài toán đồ thị; Biện luận muối amoni; Hỗn hợp vô cơ có nhiều giai đoạn kết hợp sơ đồ hóa quá trình. Muốn làm tốt các bài vận dụng cao, HS cần phải nắm chắc về lý thuyết, tính chất hóa học, các phương pháp giải toán, công thức tính nhanh... 
>>> XEM THÊM: Cách tạo đề thi trắc nghiệm: Tạo đề thi trắc nghiệm Hóa lớp 12

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn