Hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến AZtest

https://aztest.vn


Kinh nghiệm dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực

Cô Trần Thị Kiều - Giáo viên Trường THPT Mai Thanh Thế (Sóc Trăng) - chia sẻ kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh trong trường THPT.Đổi mới cách truyền thụ nội dung kiến thức
Kinh nghiệm dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực

Kinh nghiệm dạy học Sinh học theo hướng phát triển năng lực

Cô Trần Thị Kiều cho rằng: Với nội dung kiến thức thuộc về khái niệm, giáo viên có thể dạy theo phương pháp quy nạp. Đầu tiên giáo viên có thể đưa ví dụ, tranh ảnh hoặc sơ đồ,... Từ các tư liệu, học liệu đưa ra, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra khái niệm.

Đối với kiến thức thuộc về cơ chế, quá trình hình thành, giáo viên có thể đưa tranh ảnh, sơ đồ, sau đó yêu cầu học sinh rút ra nội dung cốt lõi của cơ chế, quá trình đó.

Ví dụ: để dạy kiến thức về cơ chế nhân đôi ADN, ARN hay prôtêin,... giáo viên cho học sinh xem video cơ chế nhân đôi ADN, ARN hay protein; sau đó, yêu cầu học sinh rút ra diễn biến cơ chế nhân đôi ADN, ARN, protein,.. Để có thể phát triển năng lực tư duy của học sinh, giáo viên có thể cho học sinh vận dụng giải bài tập sau khi học cơ chế đó.

Đối với kiến thức thuộc dạng công thức sinh học, giáo viên dạy theo phương pháp quy nạp. Nghĩa là từ kiến thức về lý thuyết kết hợp tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,… để rút ra công thức. Từ công thức, giáo viên yêu cầu học sinh giải bài tập, từ dễ đến khó.

Ví dụ: để hình thành công thức tính tổng số nucleotit, chiều dài của gen, số liên kết hiđrô,... trong chương trình sinh học 10, giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh phân tử ADN, qua tranh ảnh yêu cầu học sinh rút ra công thức. Giáo viên có thể cho học sinh vận dụng giải bài tập sau khi học để có thể phát triển năng lực tư duy của học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá

Trong giáo dục có rất nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, như kiểm tra viết (kiểm tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm, kết hợp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm,.); kiểm tra miệng (trả bài, trình bày, tranh luận, thảo luận,..) và kiểm tra bằng lời nhận xét của giáo viên, kiểm tra lẫn nhau giữa các học sinh.

Theo cô Trần Thị Kiều, để có thể phát triển năng lực tư duy, tìm tòi của học sinh, giáo viên phải gắn quá trình học tập của học sinh với việc kiểm tra đánh giá.

“Dù hình thức kiểm tra nào đi nữa, mục đích của việc kiểm tra là đánh giá chính xác quá trình học tập của học sinh, phân loại được học sinh. Để có thể phân loại được học lực học sinh, bộ câu hỏi của giáo viên phải theo hướng phát triển năng lực của người học Bộ câu hỏi phải đủ các cấp độ nhận thức” - Cô Trần Thị Kiều lưu ý.

Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động dạy học

Để phát triển năng lực tư duy của học sinh, cô Trần Thị Kiều đưa ra một số biện pháp sau:

  • Cải tiến các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống:

Đổi mới PPDH không có nghĩa là loại bỏ các PPDH truyền thống. Cần sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp vì phương pháp dạy học truyền thống không phải lúc nào cũng hạn chế, phương pháp mới cũng không phải lúc nào cũng tốt. Làm sao để học sinh tự mình làm chủ kiến thức, tự ghi bài theo hướng dẫn của giáo viên.

Để có thể phát triển năng lực học sinh, giáo viên cần chú ý đến hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh đi từ dễ đến khó, hạn chế hỏi học sinh những câu hỏi đúng hay sai.

Nếu có hỏi dạng này, giáo viên cần yêu cầu học sinh giải thích tại sao đúng, tại sao không? Giáo viên nên tăng cường những câu hỏi dạng hiểu, vận dụng.

  • Kết hợp đa dạng các PPDH:

Phương pháp dạy học là cách thức giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiến thức. Nếu giáo viên chỉ chọn một PPDH nhất định nào đó thì sẽ không mang lại hiệu quả cao trong dạy học.

Vì vậy, đòi hỏi cần phải kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.

Tùy vào nội dung của bài học, giáo viên lựa chọn PPDH phù hợp; tùy vào cách đặt câu hỏi, nội dung của câu hỏi, giáo viên có thể cho từng cá nhân trả lời trực tiếp, hay cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập với thời gian quy định (theo nhóm 2 học sinh hay nhóm lớn có nhiều học sinh).

2
Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau
  • Dạy học giải quyết vấn đề:

Dạy học giải quyết vấn đề có nghĩa là giáo viên giới thiệu 1 tình huống có vấn đề hoặc cho 1 bài tập có vấn đề, tạo sự mâu thuẫn giữa kiến thức cũ với kiến thức mới để kích thích học sinh phải tư duy tìm ra đáp án, giải thích tại sao lại xảy ra như vậy.

  • Dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là quan điểm dạy học gắn lý thuyết với thực tiễn, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học theo chủ đề bao gồm dạy học theo chủ đề đơn môn hoặc dạy học theo chủ đề liên môn.

Dạy học theo chủ đề đơn môn có nghĩa là giáo viên hệ thống kiến thức lại thành những chủ đề riêng biệt, các chủ đề này có thể nằm trong chương trình một khối lớp, hai khối lớp hoặc ba khối lớp.

Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và báo cáo các chủ để của mỗi nhóm, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức. Ví dụ sinh học 12, giáo viên có thể sắp xếp mỗi chương là 1 chủ đề để dạy.

Dạy học theo chủ đề liên môn có nghĩa là giáo viên có thể hệ thống kiến thức lại thành những chủ đề riêng biệt, có nội dung kiến thức liên quan đến 2 môn hoặc 3 môn. Các chủ đề này có nội dung kiến thức nằm trong chương trình 1 khối lớp, 2 khối lớp hoặc 3 khối lớp.

Giáo viên có thể chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và báo cáo các chủ đề của mỗi nhóm, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức.

Qua việc dạy học theo chủ đề, học sinh có thể vận dụng kiến thức học được ở 1 môn, 2 môn hoặc 3 môn để giải quyết những tình huống trong thực tiễn trong cuộc sống.

Ví dụ: giáo viên sắp xếp kiến thức môn Sinh học thành những chủ đề có liên quan đến những môn học khác (như Vật lí, Hóa học,..) như chủ đề đột biến nhiễm sắc thể, đột biến gen, gen, protein,....

  • Dạy học theo dự án:

Dạy học theo dự án là hình thức dạy học mà học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Mỗi nhóm cùng nhau thảo luận tìm kiếm thông tin, hình ảnh, số liệu,… tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên phân công. Mỗi nhóm có tạo ra các sản phẩm có thể công bố sản phẩm.

Trong dạy học theo dự án, có thể vận dụng nhiều nguyên lý và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo,…

Ví dụ: khi dạy bài 46 sinh học 12, giáo viên có thể cho mỗi nhóm hoàn thành 1 chủ đề (như tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước khí,.) ở địa phương mà các em đang sinh sống, có tìm, số liệu minh chứng và báo cáo.

  • Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học:

Môn Sinh học là một môn gắn lý thuyết với thực tiễn, vì vậy phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Nhằm tăng cường tính tích cực và trải nghiệm sáng tạo của học sinh, các phương tiện trực quan và thí nghiệm, thực hành có ý nghĩa rất quan trọng.

Phương tiện dạy học sinh học rất đa dạng, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, mẫu vật thật như cây, con,... hoặc kết hợp các phương tiện công nghệ thông tin như video, trình chiếu, e-learning, trường học kết nối,...

Bằng cách riêng, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh khai thác kiến thức từ những phương tiện hoặc công nghệ thông tin trong dạy học.

Ví dụ: để dạy nội dung kiến thức về cấu tạo hoa trong sinh sản hữu tính ở thực vật, giáo viên có thể đưa mẫu vật là 1 cành hoa hoặc chiếu hình ảnh 1 cành hoa. Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh gợi mở để rút ra nội dung kiến thức về cơ quan sinh sản đực và cái của hoa.

  • Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học:

Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Sinh học là một trong những hình thức dạy học giúp học sinh có thể hệ thống được kiến thức môn sinh học 1 cách tổng thể và vận dụng kiến thức môn học 1 cách linh hoạt để giải các đề thi.

Ví dụ: Để dạy nội kiến thức phần biến dị trong chương trình sinh học 12, giáo viên có thể đưa sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn.

  • Sử dụng thí nghiệm, thực hành:

Thí nghiệm, thực hành trong dạy học môn Sinh học là 1 phương pháp dạy học có thể phát triển năng lực của học sinh, giúp học sinh chủ động tìm kiến thức và vận dụng kiến thức linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống.

Ví dụ: để dạy kiến thức khuếch tán trong chương trình Sinh học 10, 11, giáo viên có thể đưa ví dụ hoặc làm thí nghiệm, yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm cơ bản của khuếch tán và vận dụng nó linh hoạt đời sống hàng ngày như rửa rau, trái cây,...

Với những chia sẻ trên đây của AZtest, hy vọng quý thầy cô sẽ có được kinh nghiệm hay để dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực.

>>>Xem thêm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm Sinh học lớp 10

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST

Nguồn:Theo Hải Bình - Báo Giáo dục và thời đại

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn tin: Giáo dục và thời đại

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây