Bí quyết giúp học sinh dùng sơ đồ tư duy học Lịch sử

Thứ tư - 03/04/2019 21:19
Điểm mạnh nhất của sơ đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và không bỏ sót ý tưởng, phát triển óc tưởng tượng, khả năng sáng tạo, hứng thú học tập.
Dạy học Lịch Sử
Dạy học Lịch Sử

Nhiều giáo viên thường đưa ra hệ thống sơ đồ tư duy để củng cố bài học hoặc hệ thống lại kiến thức một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử mà không có sự tham gia của học sinh.

Làm như vậy là giáo viên đã không lấy học sinh làm trung tâm và không phát huy được vai trò của học sinh, để học sinh học một cách thụ động theo sự đã định của giáo viên, học sinh sẽ không được độc lập suy nghĩ, không tự mình khắc sâu được kiến thức.

Hướng dẫn học sinh tự lập bản đồ tư duy

Cô Ngô Thị Hằng - Giáo viên Trường PTDT Nội trú huyện Tân Uyên (Lai Châu) – cho rằng, nên hướng học sinh nghiên cứu, học tập thông qua hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy cùng với sự chỉ dẫn của giáo viên.

Từ sự ghi chép kiến thức một cách hệ thống theo mô hình sơ đồ tư duy ở trên bảng, học sinh kết hợp nghe giảng, chú ý đến những điểm nhấn mạnh nhiều lần của giáo viên, dựa vào sách giáo khoa để phát triển ý lớn đến ý nhỏ.

Trong quá trình thực hiện, giáo viên luôn có sự định hướng, hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy, dựa trên nguyên lý đi từ cây đến cành, đến nhánh; tương ứng với việc xác định chủ đề đến phát triển ý chính rồi ý phụ một cách lôgic.

Việc làm này cần được giáo viên định hướng và yêu cầu học sinh phải thực hiện thường xuyên sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn.

Khi đã trở thành thói quen với học sinh, giáo viên sẽ không phải mất nhiều công sức cho việc hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho học sinh học bằng sơ đồ tư duy.

Sau nhiều lần học sinh sẽ tự biết cách tổng hợp kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy, các em sẽ thấy bài học trở nên ngắn gọn, dễ hiểu, các em nắm được kiến thức cơ bản nhanh chóng, thuộc bài ngay tại lớp, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học. Lúc này việc tự học của học sinh sẽ không còn nhàm chán như trước.

Áp dụng trong bài dạy cụ thể

Với cách làm trên, cô Ngô Thị Hằng chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy khi dạy Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965 - 1973), trong chương trình Lịch sử 9 như sau:

2 6
Sơ đồ tư duy bài “Chiến tranh cục bộ”

Sau khi giảng hết mục I - Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (1965 – 1968), giáo viên cùng với học sinh dựa vào phần nội dung được ghi, thực hiện củng cố kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy:

Dựa vào mẫu sơ đồ tư duy trên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện các nội dung tương tự của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", để củng cố lại kiến thức về chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở Bài 28. Đồng thời, hướng học sinh chuẩn bị bài mới về chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh".

Như vậy, chỉ với một hệ thống sơ đồ tư duy tôi đã giới thiệu ở trên, đã có thể giúp học sinh nhìn thấy được bức tranh tổng thể của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) từ âm mưu, hành động của Mỹ đến các thắng lợi của ta trong việc đánh bại các chiến lược chiến tranh do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest đã giúp quý thầy cô có được một phương pháp dạy học hay.

>>>Xem thêm: Cách tạo đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 12

ĐỪNG QUÊN ĐỂ LẠI EMAIL CUỐI BÀI ĐỂ NHẬN THÊM NHỮNG THÔNG TIN HẤP DẪN CỦA AZTEST

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

--------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do
 CÔNG TY CỔ PHẦN TDFOSS phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.

Liên hệ hotline 0987.893.519 hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn tin: huongnghiep24h.com

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

 Từ khóa: thi trắc nghiệm trực tuyến, thi trắc nghiệm online, thi thử trực tuyến, hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm, hệ thống thi trắc nghiệm online, tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến, tạo đề thi trắc nghiệm online, phần mền thi trắc nghiệm trực tuyến, hi trắc nghiệm, thi thử online bằng lái xe b2, Bài thi mẫu kỳ thi đánh giá năng lực 2019, hi trắc nghiệm trực tuyến, Phần mềm thi trắc nghiệm kiến thức đoàn viên thanh niên, thi thử công chức trực tuyến, thi thử online vào ngân hàng, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật, phần mềm thi trắc nghiệm pháp luật giao thông đường bộ, phần mềm thi trắc nghiệm excel, phần mềm thi IQ online, thi trắc nghiệm tin học cơ bản, thi thử trắc nghiệm an toàn điện, đề thi trắc nghiệm âm nhạc tiểu học, đề thi trắc nghiệm an toàn giao thông cấp tiểu học, đề thi trắc nghiệm dược lâm sàng, đề thi trắc nghiệm dinh dưỡng mầm non, đề thi trắc nghiệm pháp luật đại cương, đề thi trắc nghiệm điều dưỡng giỏi, đề thi trắc nghiệm excel 2010, đề thi trắc nghiệm giáo viển giỏi tiểu học, Đề thi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân, đề thi trắc nghiệm giải phẫu, đề thi trắc nghiệm địa lý, đề thi trắc nghiệm môn toán, đề thi trắc nghiệm môn ngữ văn, đề thi trắc nghiệm sinh học, đề thi trắc nghiệm tiếng anh, hần mềm thi trắc nghiệm, đề thi trắc nghiệm môn vật lý

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn