5 Bí quyết học tốt môn Địa Lý cho học sinh lớp 12

Thứ hai - 27/11/2017 20:42
Dù muốn hay không, một thực tế đang diễn ra ở các trường phổ thông hiện nay là thầy trò đều đang dạy và học theo kiểu thi trắc nghiệm, tuy nhiên học như thế nào để đạt được điểm thi cao là thắc mắc của không ít học sinh và giáo viên. Bài viết dưới đây xin nêu ra một vài bí quyết của cá nhân giúp học tốt môn Địa lý lớp 12 bậc THPT

1. Hiểu bài ngay tại lớp

- Cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp, khi về nhà chỉ cần xem qua có thể nhớ sâu bài học.

-  Những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ dạng chân chim. Khi bài mới có những ý liên quan đến kiến thức đã học nên cố gắng liên hệ lại bài cũ để khắc sâu kiến thức, tránh nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.

-  Khi tìm hiểu các điều kiện phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản), bao giờ cũng phải lưu ý điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, chú ý nêu thêm một số các hạn chế, khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển ngành kinh tế đó.

- Khi học về địa lý các vùng kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề:

+ Xác định được vị trí địa lý (tiếp giáp vùng nào, nước nào, có giáp biển không,) qua đó đánh giá về ý nghĩa của vị trí đó trong phát triển kinh tế vùng.

+ Nắm được việc phát huy các thế mạnh kinh tế từng vùng, những hạn chế cần khắc phục.

2. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat

- Tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat. Cần xác định một số nguyên tắc chung khi sử dụng Atlat

Atlat Địa lý  Việt Nam

+ Khi tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.

+ Khi tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.

- Lưu ý: Đối với câu hỏi yêu cầu nêu sự phân bố chung cả nước thì xác định theo vùng, khi hỏi về khu vực thì nêu phân bố theo tỉnh.

3. Bí quyết sử dụng biểu đồ

Biều đồ Địa lý

- Tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp

- Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất - thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh.

+ Biểu đồ tròn: Thường để thể hiện cơ cấu, tỉ lệ, tỉ trọng (%) của đối tượng mà dưới 2 năm. Ví dụ thể hiện cơ cấu của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của Việt Nam năm 2012...

+ Biểu đồ cột (đơn, đôi...): Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm hoặc so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị trong một năm. Ví dụ thể hiện sự biến động dân số, diện tích đất đai...

+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị): Thể hiện sự thay đổi, tăng trưởng, diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm. Ví dụ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số

+ Biểu đồ kết hợp giữa đường và cột: Thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc đề bài có từ ba loại số liệu trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.

+ Biểu đồ miền: Thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu, tỉ trọng của hai hoặc ba nhóm đối tượng mà có từ 3 năm trở lên. Ví dụ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam hoặc cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ năm 1990 - 2005.

+ Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỉ lệ % tuyệt đối).

+ Ngoài ra có dạng biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỉ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên

4. Kỹ năng tinh toán

Nắm thật chắc các công thức tính toán:

+ Mật độ dân số (người/km2) = Dân số/diện tích

+ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh - Tỷ suất tử

+ Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất

+ Cân bằng ẩm = Lượng mưa Lượng nước bốc hơi

+ Độ che phủ rừng = (Diện tích rừng x 100)/Diện tích tự nhiên

+ Bình quân lương thực/người (kg/người) = Sản lượng/dân số

+ Năng suất lúa (tạ, tấn/ha) = Sản lượng/Diện tích

+ Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu

5. Rèn luyện thường xuyên với các bài thi trắc nghiệm trực tuyến

Với hệ thống trắc nghiệm AZtest, giáo viên có thể tạo ra hàng loạt mã đề thi cho một cấu trúc ma trận đề giúp cho học sinh thường xuyên luyện tập nhờ đó hệ thống được lượng kiến thức đã học, làm quen được với cấu trúc đề thi, tiếp xúc nhiều dạng bài, khảo sát được mức độ kiến thức của bản thân.

Qua quá trình dài làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm làm bài phù hợp với bản thân, biết nên làm câu nào trước, câu nào sau và dành thời gian cho mỗi câu bao nhiêu lâu là hợp lý nhất, những lỗi nào thường gặp phải, lỗi nào cần lưu ý, cần tránh để  không gặp phải khi làm bài.  Bên cạnh đó, việc thi xong có đáp án ngay để tham khảo, so sánh sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức sâu hơn và hệ thống hơn.

Để sử dụng hệ thống trắc nghiệm AZtest, giáo viên chỉ cần cung cấp một vài thông tin theo form tại đây chúng tôi sẽ cấp ngay trang  website trắc nghiệm trực tuyến cho giáo viên mà không hề tốn bất cứ chi phí nào.

Trên đây chỉ là một số gợi ý chung nhất, trong quá trình học tập, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn để có thể vận dụng một cách hiệu quả vào việc học tập môn Địa lí

Tác giả: Hồ Thị Xuân

Nguồn tin: Sưu tầm

Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào từ AZtest, hãy để lại email ngay bên dưới!

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu